Trang web tự động chuyển ngôn ngữ

✅ CẶN VÔI THẬN 👉 KẺ GÂY RA SỎI THẬN 👉 PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ ĐÔNG Y

Cặn Vôi Thận kẻ gây ra Bệnh Sỏi Thận

Cặn vôi thận

Cặn vôi thận thường là những chất thải hoặc những loại sạn rất nhỏ. … Ứ tắc đường tiểu khiến thận phải tăng hoạt động co bóp để đẩy cặn sỏi và nước tiểu ra ngoài. Gây ứ đọng nước tiểu trong thận, triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, đường tiết niệu. Bạn có thể bị suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

Thận bị cặn vôi

Thận bị cặn vôi
Thận bị cặn vôi

Cặn thận là những chất cặn, sạn nhỏ, chất thải có trong thận. Khi cặn ứ đọng trong thận quá nhiều sẽ dẫn tới hình thành sỏi thận.

Những dấu hiệu khi có cặn trong thận giúp bạn có thể phát hiện sớm như:

▪ Nước tiểu có mùi

▪ Nước tiểu có màu đục

▪ Đau bụng

▪ Đổ mồ hôi

Cặn thận thường có những biến chứng nguy hiểm sau:

● Ứ tắc đường tiểu khiến thận phải tăng hoạt động co bóp để đẩy cặn sỏi và nước tiểu ra ngoài.

● Ứ đọng nước tiểu trong thận, triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, đường tiết niệu.

● Có thể bị suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

● Gây vỡ thận, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh rất cao.

Nếu số lượng cặn thận quá nhiều và tích tụ trong một thời gian dài sẽ hình thành sỏi thận. Lúc này, những viên sỏi thận làm tắc thận và đường tiết niệu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Cặn vôi 2 thận

Đây là tình trạng mà cả 2 thận đều có chung một hiện tượng, tạo ra cặn thận, cùng lúc tạo ra vôi thận.

Sỏi bể thận

Khi nồng độ các tinh thể trong máu quá cao, sau khi lọc qua thận, bị lắng đọng lại tạo thành sỏi ngay bên trong nhu mô thận hoặc bể thận, gọi là sỏi thận.

Kích thước niệu quản

Kích thước niệu quản
Kích thước niệu quản

Trung bình vào tuổi trưởng thành niệu quản dài 25 – 30 cm. Đường kính từ 3–4 mm, khi căng khoảng 5 mm, đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp: một ở chỗ nối niệu quản – bể thận, một ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (nơi niệu quản đi ngang qua eo trên) và một ở trong thành bàng quang.

Soi niệu quản

Dưới gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng, ống soi niệu quản được đưa qua niệu đạo, vào bàng quang và lên niệu quản. Nhờ hệ thống camera, ống soi niệu quản cho phép quan sát rõ lòng niệu quản và đài bể thận giúp cho việc xác định bệnh. Hơn thế nữa, qua ống soi ta có thể đưa vào niệu quản các dụng cụ đặc biệt để tán sỏi, gắp sỏi, lưỡi dao nội soi để rạch niệu quản hay cắt mảnh bệnh phẩm. Và cuối cùng là cho phép đặt một ống thông đặc biệt 2 đầu có hình chữ J (sonde JJ) nằm từ bể thận qua niệu quản xuống bàng quang. Ống thông này cho phép nước tiểu chảy từ thận xuống bàng quang, tránh hiện tượng tắc hoặc hẹp lòng niệu quản. Ống JJ không gây phiền phức gì cho bệnh nhân và thường được rút ra một cách dễ dàng qua soi bàng quang.

Ống nội soi niệu quản có 3 loại: cứng, nửa cứng và mềm. Ống soi mềm chủ yếu dùng cho chẩn đoán, đặc biệt nó cho phép quan sát tới tận đài thận giữa và dưới. Loại ống soi cứng và nửa cứng ngoài tác dụng chẩn đoán, chủ yếu dùng để điều trị.

Ứng dụng của nội soi niệu quản

Điều trị sỏi niệu quản

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Viên sỏi làm tắc lòng niệu quản sẽ gây cơn đau dữ dội vùng thận và nhanh chóng dẫn đến hủy hoại thận nếu không được điều trị. Một số trường hợp sỏi có thể thoát ra qua đường tự nhiên (đái ra sỏi). Những trường hợp sỏi không thoát ra được, gây tắc đều cần được can thiệp ngoại khoa.

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp lựa chọn đầu tiên cho những sỏi niệu quản ở cao – song không phải trường hợp nào cũng đưa lại kết quả. Sỏi niệu quản ở thấp vùng khung chậu không có chỉ định tán sỏi ngoài cơ thế.

Nội soi chẩn đoán sỏi niệu quản được áp dụng cho :

  • Tất cả các dạng sỏi niệu quản không nằm trong chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Trường hợp đặc biệt có thể áp dụng cho sỏi bể thận và sỏi đài trên thận.
  • Sỏi niệu quản đã tán sỏi ngoài cơ thể thất bại
  • Sỏi niệu quản tái phát/ hẹp niệu quản sau mổ lấy sỏi niệu quản

Tùy theo kích thước, viên sỏi được gắp ra hoặc tán nhỏ rồi lấy ra nhờ máy tán sỏi và dụng cụ gắp đưa qua ống soi niệu quản. Có trường hợp, viên sỏi có thể được đẩy lên thận và dùng tán sỏi ngoài cơ thể tiếp theo. Nhằm tránh tắc niệu quản và hơn nữa sỏi thận dễ tán ngoài cơ thể hơn so với sỏi niệu quản.

Nội soi điều trị sỏi niệu quản là một ví dụ của việc áp dụng kỹ thuật cao, ít gây hại, tránh được cuộc mổ cho bệnh nhân. Nó không chỉ cho phép quan sát qua hình ảnh điện quang mà còn nhìn rõ qua camera. Nó không chỉ đơn thuần là phương tiện chẩn đoán mà còn là một phương pháp điều trị hữu hiệu.

Thủ thuật nhẹ nhàng, ít gây  hại, ít đau đớn, thời gian nằm viện từ 24-28h. Bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau 4-5 ngày. Đó là lý do mà nội soi niệu quản đã giúp chúng tôi thực hiện phương châm « Ít đau – Hết sỏi – Chóng bình phục »

Những triệu chứng nhắc nhở bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám sớm là : cơn đau dữ dội vùng thắt lưng lan xuống bẹn, bìu, đái ra máu, hoặc đau buốt, đái rắt….

Sỏi trong nang thận

Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy từ niệu quản xuống bàng quang để khi buồn đi tiểu, nước tiểu được đẩy ra ngoài. … Nang thận đơn độc là bệnh nang thận phổ biến, chiếm tỉ lệ 1/3 bệnh nhân trên 50 tuổi, nguyên nhân có thể là do thận bị viêm, xơ có sỏi hoặc do di truyền gây tắc nghẽn đơn vị thận.

Cách nhận biết các loại sỏi thận

Cách nhận biết các loại sỏi thận
Cách nhận biết các loại sỏi thận

Sỏi canxi

Sỏi canxi là loại thường gặp nhất trong các loại sỏi.

Nguyên nhân chính là do tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Những nguyên nhân làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu là:

  • Cường tuyến giáp cận giáp.
  • Gãy xương lớn và bất động lâu ngày.
  • Dùng nhiều Vitamin D và Corticoid.
  • Di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương.

Ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp có tăng nồng độ canxi trong nước tiểu mà không tìm thấy nguyên nhân (chiếm khoảng 40-60% tổng trường hợp).

2. Sỏi oxalat

Đây là loại sỏi chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như nước ta.

Khi nước tiểu bão hòa về oxalate, do ăn thức ăn chứa oxalate, các phân tử này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài như một chất thải. Khi đi qua ruột, oxalate có thể kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết trong chất thải. Khi có quá nhiều oxalate trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Oxalat thường kết hợp với canxi để tạo thành sỏi oxalat calci.

3. Sỏi phosphat

Loại sỏi phosphat thường gặp là loại amoni-magné-phosphat. Loại sỏi này có kích thước lớn, hình san hô, cản quang. Sỏi hình thành do hậu quả của sự nhiễm khuẩn trên hệ niệu, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.

4. Sỏi acid uric

Sự tăng nồng độ uric trong máu, ngoài việc lắng đọng ở các tổ chức sụn, túi nhầy, da cơ… thì nồng độ uric tại thận cũng tăng cao. Lắng đọng uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric, hay gặp ở bệnh nhân gout (hệ quả của rối loạn chuyển hóa acid nucleic). Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine:

  • Sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm.
  • Bệnh gout.
  • Phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.

Lưu ý rằng acid uric dễ tan trong môi trường kiềm và dễ kết tinh trong môi trường acid, khi độ pH nước tiểu dưới 6. Theo đó, nước tiểu bị toan hóa là môi trường thuận lợi tạo sỏi.

5. Sỏi struvit

Sỏi struvit hình thành do nhiễm khuẩn lâu dài đường niệu. Vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải urê thành amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, dẫn tới giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi.

6. Sỏi cystin

Sỏi hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại. Sỏi này thường do bẩm sinh rối loạn vận chuyển tái hấp thu cystin ở ống thận và niêm mạc ruột. Loại sỏi thận này tương đối ít gặp ở nước ta.

Bệnh sỏi thận triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sỏi thận là gì?

  • Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;
  • Tiểu máu;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Ớn lạnh;
  • Sốt;
  • Cơn đau quặn thận thường xuyên;
  • Đi tiểu gấp;
  • Đổ mồ hôi.
bị sỏi thận có nên uống bia ?

Theo các nghiên cứu khoa học, bia có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận cơ thể. Đặc biệt là đối với thận. Đầu tiên, bia làm giảm chức năng lọc nước tiểu của thận. Như chúng ta đã biệt, chức năng quan trọng nhất của thận là lọc các chất độc hại trong máu, làm sạch máu.
Nhưng khi bạn uống bia, chức năng này có thể bị thay đổi, thậm chí khiến thận không còn khả năng lọc máu nữa. Sự hiện diện của bia mà thận không thể lọc được có thể khiến cơ thể con người bị mất nước. Hiệu ứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bình thường của các cơ quan và tế bào khác trong thận.
Nếu bạn chìm đắm trong bia suốt ngày, nó sẽ nâng cao lượng cồn trong cơ thể bạn để lượng cồn này đạt đến đỉnh điểm của mức nguy hiểm. Điều này dẫn đến tổn thương thận cấp tính. Bạn cần ngay lập tức lọc máu cho đến khi thận hoạt động bình thường trở lại. Nếu thận bị tổn thương.
Bia hay rượu không chỉ ảnh hưởng đến thận mà nó còn làm suy giảm chức năng của gan, khiến huyết áp tăng cao… Nghiêm trọng nhất là người bệnh có thể bị đột tử hoặc bị tai biến.
Ngoài việc kiêng uống bia thì nhiều người còn khuyên kiêng uống đậu nành

sỏi thận có di truyền không

Chưa  một nghiên cứu nào khẳng định là sỏi thận có thể di truyền được nhưng  những bệnh lý di truyền khác sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo báo cáo của hiệp hội niệu khoa Châu âu, một số bệnh di truyền có thể gây nên sỏi thận như sau: Cystin niệu (loại A, B và AB) Tăng oxalat niệu nguyên phát.

đái ra sỏi

Đái ra sỏi là bệnh lý của thận và tiết niệu, sỏi có thể được hình thành ở đường tiết niệu, niệu quản hoặc trong thận, bàng quang.
Khi sỏi có kích thước nhỏ thì đi tiểu hàng ngày bệnh nhân có thể đái ra sỏi. Lúc đó bệnh nhân đi đái rất đau, buốt kèm theo đái ra mủ, đái đục, đau bụng dưới dữ dội hoặc đau quặn, có khi kèm đái ra máu.

sỏi san hô trong thận

Là cấu trúc Sỏi acid uric có hình dạng giống hệt san hô, loại này hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm do cấu trúc sắc nhọn, 100% gây ra tổn thương niệu đạo khi vận động mạnh .

Cặn thận có nguy hiểm không ?

Cặn thận thường có những biến chứng nguy hiểm sau:
● Ứ tắc đường tiểu khiến thận phải tăng hoạt động co bóp để đẩy cặn sỏi và nước tiểu ra ngoài.
● Ứ đọng nước tiểu trong thận, triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, đường tiết niệu.
● Có thể bị suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.
● Gây vỡ thận, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh rất cao.
Nếu số lượng cặn thận quá nhiều và tích tụ trong một thời gian dài sẽ hình thành sỏi thận. Lúc này, những viên sỏi thận làm tắc thận và đường tiết niệu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Nội soi tán sỏi ngược dòng

Phương pháp nội soi tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm có ưu điểm nổi bật là giúp bệnh nhân không đau, không để lại sẹo do phẫu thuật hoàn toàn theo đường tự nhiên và thời gian nằm viện ngắn. Đây là phương pháp điều trị sỏi thận tiên tiến và đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ thực hiện được ở các bệnh viện lớn. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã đưa vào triển khai phương pháp này.

Cách chữa bệnh cặn thận

Đu đủ xanh giúp đào thải cặn thận
Đu đủ xanh giúp đào thải cặn thận

Đu đủ xanh cũng là một vị thuốc dân gian được sử dụng để đào thải cặn thận ra khỏi cơ thể. Công dụng hiệu quả của bài thuốc là nhựa của quả đu đủ xanh.

Bạn lựa chọn 1 quả đu đủ xanh nặng khoảng 400 – 600g (không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, nhiều nhựa).

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn cắt đầu và đuôi quả đu đủ. Sau đó, moi hết hột ra ngoài. Lưu ý phải giữ nguyên cả vỏ xanh và nhựa.

Tiếp theo bạn cho đu đủ vào đun cách thủy khoảng 30 phút là có thể sử dụng. Có thể cho thêm một ít muối để cho dễ ăn. Bạn nên sử dụng bài thuốc này thường xuyên mỗi ngày để có thể loại bỏ cặn thận dứt điểm.

Thực đơn cho người sỏi thận

Bên cạnh việc sử dụng những bài thuốc dân gian để điều trị cặn thận. Bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, vì chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ đào thải và phòng ngừa hình thành cặn thận.

Bị cặn thận nên ăn gì

  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ có tác dụng thúc đẩy tác động làm tăng canxi và ngăn ngừa nguy cơ những chất cặn bám trong thận. Bạn nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để điều trị và phòng ngừa cặn thận.

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Lúa mạch, gạo lứt, yến mạch… và các loại trái, củ quả khác.

  • Thực phẩm giàu protein

Protein cũng là một chất có thể hỗ trợ điều trị và đào thải cặn thận ra ngoài cơ thể khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa protein lành tính.

Những thực phẩm giàu protein như: Hải sản, các loại cá giúp tăng chất axit uric, hạn chế cặn thận hình thành trong thận.

  • Uống nhiều nước

Nước là một chất không thể thiếu cho cơ thể, đặc biệt là những người có vấn đề về thận. Bạn nên uống nhiều nước hàng ngày để giúp loại bỏ cặn thận và phòng ngừa cặn trong thận.

Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2,5 – 3 lít nước. Khi lượng nước được cung cấp đều vào cơ thể sẽ giúp thận hoạt động dễ dàng hơn và dễ dàng trong việc loại bỏ chất cặn trong quá trình lọc.

Bị cặn thận không nên ăn gì

Ngoài việc chú ý đến những thực phẩm nên bổ sung thường xuyên. Bạn cũng cần phải chú ý đến một số thực phẩm cần kiêng không được ăn.

Những thực phẩm mà người bị cặn thận không nên ăn bao gồm:

  • Không nên ăn quá mặn điều này khiến chức năng thận hoạt động đảm bảo
  • Hạn chế việc dùng các thực phẩm làm tăng khả năng tích tụ oxalate trong nước tiểu như: Củ cải đường, rau bina, đậu, cà phê, chocolate, đậu phộng
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chế biến sẵn như: Cá khô, tôm khô bởi chúng thường chứa chất purin
  • Không nên ăn mỡ khi bị sỏi thận bởi sẽ gia tăng lượng Cholesterol trong máu, tăng mỡ máu, giảm thiểu chức năng trao đổi chất trong cơ thể
  • Giảm bổ sung lượng vitamin C khi cặn thận xuất hiện nhằm ngăn ngừa hình thành oxalat trong cơ thể, tạo sỏi thận

Đông y điều trị cặn thận dứt điểm

Cỏ Râu Mèo

Một trong những cây thuốc nam chữa sỏi thận là cây râu mèo. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi nên bạn có thể tìm kiếm dễ dàng. Dùng 30g – 50g cây râu mèo nấu cùng 0.5 lít nước sôi. Uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn 15-30 phút. Thường uống khi nóng và dùng liên tục trong vòng 8 ngày, sau đó nghỉ 2 – 4 ngày và tiếp tục lặp lại quy trình đó. Cây râu mèo ngoài là thuốc trị sỏi thận, còn là thuốc trị bệnh tiết niệu, thông tiểu, tê thấp, phù nề.

Chuốt hột rừng

Chuối hột là một trong những bài thuốc dân gian vô cùng công hiệu trong điều trị các bệnh về thận và đây cũng là một trong những cây thuốc nam chữa sỏi thận vô cùng rẻ tiền và dễ kiếm.

Cách 1: Dùng hột của trái chuối hột đã chín, phơi khô và rang cho cháy tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột hột chuối hột hòa với nước, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vòng 10 – 20 ngày sẽ làm tiêu sỏi.

Cách 2: Dùng hột của quả chuối chín, rang vàng ( khoảng 1 nắm hột) cùng với 3 chén nước sắc lấy 2 chén nước, uống hằng ngày sẽ hết.

Cách 3Dùng trái chuối hột hột non đâm ra vắt lấy nước chừng khoảng 1 chén nhỏ, cho thêm 1 ít muối uống liên tục thì những viên sỏi sẽ tiêu và theo đường tiểu tiện đi ra ngoài hết.

Qua những loại cây vừa kể ở trên có thể giúp bạn hình dung được một số loại cây có thể chữa được bệnh sỏi thận. Từ đó có thể lựa chọn được những cây phù hợp với bản thân cũng như gia đình.

Kim tiền thảo

Theo nghiên cứu tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản cho thấy, Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm đau chống viêm, giúp hòa tan, ngăn ngừa lắng đọng sỏi và ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi.

Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu từ Kim tiền thảo là dùng khoảng 25 – 40g lá Kim tiền thảo sắc nước uống hàng ngày hoặc kết hợp cùng các thảo dược như Râu mèo, Xa tiền tử trong một số bài thuốc cổ phương như Bát chính tán, Thạch vị tán,… để có hiệu quả tối ưu.

Bán Biên Liên

Hoạt chất Lobeline trong Bán biên liên giúp lợi tiểu, giảm đau, giãn cơ trơn để vừa giúp bài trừ sỏi thận và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Thông thường, ít khi sử dụng riêng Bán biên liên mà thường kết hợp cùng các thảo dược khác như Bạch mao căn, Kim tiền thảo để giúp bào mòn sỏi.

Hoàng Bá

Hai thành phần chính của Hoàng bá là Berberin và Palmatin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh với nhiều chủng vi khuẩn để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi. Ngoài ra, dịch chiết của Hoàng bá còn có tác dụng giãn cơ trơn niệu quản để khơi thông đường tiểu, tạo điều kiện tống sỏi ra khỏi cơ thể.

Mua vị thuốc chữa Cặn Vôi Thận

Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove 0974785767 phone email facebook zalo

0974785767