Trang web tự động chuyển ngôn ngữ

✅ TÌM HIỂU CÁCH ĐÔNG Y TRỊ GAI CỘT SỐNG NHƯ THẾ NÀO ?

đau cột sống

Nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc đông y trị gai cột sống và thấy có tiến triển khá tốt. Nhưng không phải ai cũng thành công với cách chữa bệnh này. Đó có thể là do bạn chưa áp dụng đúng cách. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bài thuốc đông y có khả năng chữa được bệnh gai cột sống qua những thông tin sau. 

Gai cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến chỉ đứng sau thoái hóa và thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Gai cột sống là gì, có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Randell DuPraw – Chuyên gia nắn chỉnh thần kinh cột sống tại Maple Healthcare cho biết, thuật ngữ “gai cột sống” có thể gợi đến hình ảnh các gai tỏa ra, chính là những mảng xương nhô ra dọc theo rìa các đốt xương sống.

Thực tế, khi con người càng về già, đĩa đệm sẽ bị mòn và xẹp dần. Ngoài ra, gai cột sống chính là mô phỏng tình trạng dây chằng cố định xương sống cũng trở nên lỏng lẻo, hai đốt sống liền kề cọ xát vào nhau, theo thời gian sẽ tạo thành gai xương.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng đau nhức cũng chưa rõ ràng, bởi vậy người bệnh hầu như thường không biết mình bị bệnh. Tưởng chừng gai cột sống vô hại, không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Tuy nhiên, khi gai lớn dần lên theo thời gian sẽ chèn ép vào các tuỷ sống và dây thần kinh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh.

Ở mỗi bệnh nhân gai cột sống sẽ có những triệu chứng đau khác nhau. Ví dụ, khi các gai xương mọc ở vùng thắt lưng, ngoài phải đối mặt với những cơn đau nhức bệnh nhân có thể không đi lại hoặc vận động được. Trường hợp bệnh gai cột sống xảy ra ở vùng cổ, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau, tê nhức từ vùng cổ lan xuống hai cánh tay và ngón tay.

Đặc biệt hơn, triệu chứng của gai cột sống không chỉ gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh mà nó còn để lại những di chứng đến với hệ thần kinh. Khi các gai xương chèn ép lên dây thần kinh sẽ gây gián đoạn quá trình truyền dẫn thông tin cũng như hạn chế chức năng của các cơ quan mà dây thần kinh đó chi phối. Lúc này, người bệnh gai cột sống sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề như đau dây thần kinh toạ, rối loạn chức năng tiểu tiện.

Dấu hiệu và triệu chứng gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi gai cọ xát với xương hoặc dây chằng, rễ thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.

  • Đau thắt lưng: Cột sống thắt lưng là nơi dễ bị gai cột sống nhất. Khi gai xương bắt đầu mọc dài ra, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ ràng được cơn đau ở vùng lưng. Đầu tiên, các dấu hiệu đơn giản chỉ là đơ, cứng và mỏi cột sống lưng. Lâu dần, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau thần kinh tọa khi đứng hoặc di chuyển và có thể lan xuống chân.
  • Mất cân bằng: Cơn đau xuất hiện sẽ khiến người bệnh gai cột sống có xu hướng lười vận động, dẫn đến khí huyết không được lưu thông, điều này lâu dần sẽ khiến mức độ đau càng trầm trọng hơn. Dấu hiệu đau và mất cân bằng sẽ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi, bởi khi đó cơ thể sẽ được giải phóng.
  • Mất cảm giác chi dưới: Khi bị gai cột sống, cơ bắp sẽ trở lên yếu dần, nhất là ở vùng chân, tay và cổ. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, rễ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, khiến hai bàn chân tê bì, mất cảm giác, thậm chí là không đi lại được.
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Đây là giai đoạn nặng nhất của tình trạng gai cột sống. Khi đó, người bệnh sẽ không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiểu tiện.
  • Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, thậm chí tàn phế là những biến chứng mà người gai cột sống phải đối mặt.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài việc mất kiểm soát đại tiểu tiện, người bệnh gai cột sống còn có những biểu hiện khác liên quan đến thần kinh thực vật như tăng tiết mồ hôi, rối loạn phản xạ, hạ huyết áp,…
  • Một số triệu chứng của bệnh gai cột sống khác: Bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, buồn nôn, sụt cân,…

Nguyên nhân gai cột sống

Theo các chuyên gia xương khớp, tình trạng xuất hiện các gai xương có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó sẽ có một số nguyên nhân gây ra gai cột sống điển hình.

Nguyên nhân gai cột sống
Nguyên nhân gai cột sống
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp gây kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới việc xương thừa làm cho bề mặt xương nhô ra và hình thành gai.
  • Nguyên nhân bệnh gai cột sống do lắng đọng canxi: Đĩa đệm cột sống khi bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng tại các đốt sống bị chùng giãn gây ra những chuyển động khớp. Lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng bị dầy lên để có đủ sức giữ vững cột sống.
  • Do chấn thương: Gai cột sống là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi bị gặp chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép.
  • Nguyên nhân do thoái hóa cột sống: Là nguyên nhân chủ yếu gây ra gai cột sống. Sự biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển. Muốn loại bỏ gai xương, bệnh nhân nhất thiết phải giải quyết và kiểm soát được tình trạng thoái hóa.

Chẩn đoán và phân loại gai cột sống

Chẩn đoán gai cột sống

  • Xét nghiệm điện học: Mục đích của phương pháp chẩn đoán là đó là gửi tín hiệu thần kinh về não hay các cơ quan liên quan như tay, chân, từ đó xác định được cụ thể mức độ chấn thương dây thần kinh cột sống, cũng như loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Chẩn đoán gai cột sống bằng chụp X-quang: Giúp xác định vị trí, mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mức độ thay đổi của khớp và sự hình thành gai xương.
  • Xét nghiệm máu: Giúp loại trừ đau cột sống do các nguyên nhân khác.
  • Chẩn đoán gai cột sống bằng chụp cộng hưởng từ (MRI): Xác định đĩa sụn có tổn thương không cũng như thần kinh cột sống có bị chèn ép không.
  • Chẩn đoán gai cột sống bằng chụp ST scan: Cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi của cấu trúc xương sống và mức độ chèn ép thần kinh.

Phân loại bệnh gai cột sống

Phân loại bệnh gai cột sống
Phân loại bệnh gai cột sống
  • Gai cột sống cổ: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có những triệu chứng rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua phim x-quang với các biểu hiện như: Chiều cao đĩa đệm giảm, xuất hiện những mẩu xương bị mọc ra, đốt sống mọc gai trắng và bị xơ cứng. Khi gai xương phát triển, bệnh nhân bị gai đốt sống sẽ có những dấu hiệu cụ thể hơn, bao gồm: Cứng cổ, đau, ngứa ran ở hai cánh tay và bàn tay, giảm vận động cổ, nhức đầu.
  • Gai cột sống thắt lưng: Theo các chuyên gia đánh giá, thắt lưng là vị trí dễ bị thoái hóa nhất, bởi tại đây phải chịu nhiều áp lực từ trong lượng cơ thể. Bởi vậy, người bệnh khi bị gai cột sống thắt lưng sẽ cảm thấy đau khi chuyển động, cơ thể uốn cong, nâng người đều cảm thấy mức độ đau ngày một rõ rệt. Khi gai xương phát triển sẽ gây tê và ngứa ran ở vùng mông, chân, bàn chân. Mức độ trầm trọng hơn khi gai chèn ép lên tủy sống, lực chân sẽ yếu dần đi và khiến cho rối loạn chức năng bàng quang và ruột.

Cách phòng ngừa gai cột sống

  • Để ngăn ngừa tình trạng gai đốt sống, chúng ta cần phải chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách luôn giữ cho cột sống ở tư thế tốt nhất. Cụ thể là không ngồi quá lâu hoặc sai tư thế. Chẳng hạn, trong lúc ngồi làm việc với máy tính, không gập cổ hoặc gù lưng quá mức.
  • Phòng tránh gai cột sống bằng cách kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống.
  • Để tránh bị gai cột sống nên, hạn chế khuân vác nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá banh,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng với những bệnh nhân gai cột sống, nhất là các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Hơn nữa, cũng nên bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Để phòng ngừa các cơn đau do gai cột sống, khi đi ngủ, mọi người nên sử dụng các loại nệm mềm mại, không nên dùng loại nệm quá cứng, cũng như là nằm ở tư thế không thoải mái.

Quan niệm của đông y về trị gai cột sống 

đông y trị gai cột sống
Đong y trị gai cột sống

Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu sơ qua về bệnh gai cột sống. Đây là tình trạng gai xương mọc ở vùng bên ngoài hoặc ở phía hai bên của cột sống. Bệnh xuất phát do nhiều nguyên nhân như: sự phát triển của xương trên đĩa sụn, dây chằng quanh khớp, thân đốt sống… Nếu không được điều trị sớm có thể gây biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh làm ảnh hưởng đến việc vận động, thậm chí gây tàn phế. 

Ngoài việc dùng các biện pháp điều trị theo y học hiện đại thì các bài thuốc đông y cũng có tác động tích cực đối với căn bệnh này. Theo đông y, bệnh gai cột sống xảy ra do sự tắc nghẽn khí huyết ở gân cơ xương làm cho việc đưa các yếu tố tà khí phong hàn hay thấp nhiệt ra ngoài gặp phải do khăn… dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, gây ra đau nhức. 

Các bài thuốc đông y có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau. Đồng thời tăng cường chức năng của gan thận, giúp hồi phục sức khỏe. 

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, các bài thuốc đông y cũng có những ưu điểm như sau: 

  • Dùng nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên khá an toàn, ít gây tác dụng phụ. 
  • Không chỉ điều trị các triệu chứng bệnh mà còn tăng cường sức khỏe. 

Đây là một trong những hướng điều trị bệnh gai cột sống mà chúng ta không nên bỏ qua. 

6 bài thuốc đông y trị bệnh gai cột sống nên tham khảo 

Có rất nhiều bài thuốc được sử dungj trong điều trị bệnh gai cột sống. Bạn có thể thử tham khảo các bài thuốc sau: 

Bài thuốc 1 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30g bạch thược, 12g uy linh tiên, 12g mộc qua, 12g đỗ trọng, 12g cát căn, 1g cam thảo và 15g kê huyết đằng 
  • Cho các nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi đem lên sắc cùng 3 chén nước cho đến khi còn 1 chén thì chắt ra. 
  • Tiếp tục cho thêm 3 chén nước và thực hiện thêm 2 lần nữa. 
  • Gom 3 chén nước của 3 lần nấu lại và chia ra uống hết trong ngày. 
  • Dùng liên tục 10 ngày rồi dừng khoảng 1 tuần rồi mới thực hiện tiếp liệu trình khác. 

Để đặt bài thuốc tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159 

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 9g kỳ xà, 9g tần giao, 9g chế phụ tử, 9g đương quy, 9g xích thược, 9g quế chi, 30g tàm sa, 50g sinh địa và 15g uy linh tiên 
  • Dùng các nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày. 

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 8g tam thất, 8g lộc giác, 10g độc hoạt, 12g tục đoạn, 12g long cốt, 12g sinh địa, 6g đỗ trọng 
  • Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi sắc uống hết trong ngày 

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 16g cát căn, 16g đại hoàng, 16g ý dĩ, 12g quế chi, 12g thược dược và 8g ma hoàng 
  • Dùng tất cả nguyên liệu bỏ trong ấm thuốc, đổ nước vào và sắc lên. 
  • Sử dụng nước thuốc thu, chia ra và uống hết trong ngày. 

Bài thuốc 5:

  • Chuản bị nguyên liệu: 10g cỏ xước, 10g hương nhu tía, 10g sâm ngọc linh, 10g cà gai leo và 10g thiên niên kiện 
  • Cho tất cả nguyên liệu đem sắc với nước rồi dùng uống hết trong ngày. 

Bài thuốc 6:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g phòng phong, 12g quế chi, 12g độc hoạt, 12g xuyên khung, 12g đương quy, 10g sài hồ, 10g khương hoạt, 10g hoàng bá, 8g hồng hoa và 8g đào nhân 
  • Dùng tất cả nguyên liệu nấu trong 1 thang thuốc và uống hết trong ngày 

Người bệnh cần kiên trì áp dụng theo các bài thuốc đã được chỉ định. Tùy theo tình trạng bệnh mà các lương y sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho thật sự phù hợp. Vì vậy cách tốt nhất là nên đến trực tiếp các nhà thuốc để được bắt mạch, kê đơn. Điều này cũng hạn chế được tình trạng mua phải các bài thuốc dởm, kém chất lượng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì việc điều trị mới có kết quả khả quan. 

Chúng ta đã cùng nhau tham khảo các bài thuốc đông y trị gai cột sống đang được áp dụng nhiều hiện nay. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân không thành công với cách chữa trị này. Vậy nên bạn hãy tham khảo 

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove 0974785767 phone email facebook zalo

0974785767