Trang web tự động chuyển ngôn ngữ

HUYỆT THÁI KHÊ

Huyệt thái khê

Tên Huyệt:

Huyệt là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất (thái) của kinh Thận, lại nằm ở chỗ lõm giống hình cái suối (khê), vì vậy gọi là Thái Khê (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Lữ Tế, Nội Côn Lôn.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.

+ Một trong 14 yếu huyệt của ‘Châm Cứu Chân Tuỷ’ để nâng cao chính khí.

+ Là 1 trong số các mạch quyết định sự sống chết: khi mạch Thái Khê (Th.3) còn đập, dù các mạch khác đã mất, vẫn còn hy vọng cứu sống.

Vị Trí:

Huyệt thái khê
Huyệt thái khê

Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa gân gót chân ở sau, gân cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp chung các ngón chân và gân cơ cẳng chân sau, ở trước mặt trong-sau đầu dưới xương chầy.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác Dụng:

Tư Thận Âm, tráng Dương, thanh nhiệt, kiện gân cốt.

Chủ Trị:

Trị răng đau, họng đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, Bàng quang viêm, Thận viêm, tiểu dầm, di tinh.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn hoặc có thể thấu tới Côn Lôn (Bq.60).

+ Khi trị bệnh ở gót chân thì hướng mũi kim xuống.

+ Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

(Thiên ‘Chung Thỉ ‘ ghi: “ Tam mạch (tam Âm – tam Dương) động ở khoảng trong của ngón chân cái (h.Thái Khê (Th.3), khi châm huyệt này phải xem xét hư hay thực. Vì nếu hư mà Tả đó gọi là ‘trùng hư’, bị trùng hư thì bệnh càng nặng hơn. Phàm khi châm huyệt này, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà Thực – Sác, phải châm Tả, nếu thấy mạch Hư – Trì thì phải bổ. Nếu làm ngược như trên thì bệnh càng nặng” (LKhu.9, 74).

(Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng Quyết tâm thống làm cho người bệnh đau như dùng cây chùy đâm vào Tâm, Tâm bị đau nhiều, gọi là ‘Tỳ Tâm Thống’, thủ huyệt Nhiên Cốc (Th.2) và Đại (Thái) Khê” (LKhu.24, 13).

(Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi: “(Tà) Khí ở tại Phế, thu? huyệt Vinh của Phế (Ngư Tế – P.10) và Du của Thận [Thái Khê – Th.3]” (LKhu.34, 17).

(Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: “Mạch kinh túc Thiếu Âm bệnh, gây đau vùng lưng, cột sống và lên đến cổ: châm 2 nốt tại phía trong xương ống chân thuộc kinh Thiếu âm (Thái Khê (Th.3) – Đừng cho ra máu vào mùa xuân, nếu ra máu nhiều, bệnh sẽ khó hồi phục. . (TVấn.41, 4).

Xem thêm
error: Nội dung được bảo vệ !
remove 0974785767 phone email facebook zalo

0974785767