Tên Huyệt:
Huyệt thuộc kinh Dương Minh (thuộc Dương), là nơi tiếp nhận khí từ Phế (âm) chuyển sang ( như 1 hình thức buôn bán – thương), vì vậy gọi là Thương Dương (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Tuyệt Dương.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Ba?n Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Đại Trường.
+ Tỉnh huyệt của kinh Đại Trường, thuộc hành Kim.
+ Nơi nhận khí của Phế kinh chuyển đến.
+ Điểm khởi đầu Kinh Cân Đại Trường.
Vị Trí:

Huyệt ở góc ngoài chân móng ngón tay trỏ cách khoa?ng 1mm.
Giải Phẫu:
Dưới da là phía ngoài chỗ bám gân duỗi ngón trỏ của cơ duỗi chung các ngón tay, bờ ngoài đốt 3 xương ngón tay trỏ.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác Dụng:
Giải biểu, thoái nhiệt, sơ tiết tà nhiệt ở Dương minh kinh.
Chủ Trị:
Trị ngón tay trỏ đau, ngón tay trỏ tê, răng đau, hàm đau, họng đau, thần kinh mặt đau do rối loạn ở kinh cân, tai ù, điếc, sốt cao mê sa?ng, mắt đau nhức.
Châm Cứu:
Châm xiên hoặc thẳng, sâu 0, 1 – 0, 2 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
* Ghi Chú:Trường hợp sốt cao, họng viêm cấp, bất tỉnh, dùng kim Tam lăng châm cho ra máu.
*Tham Khảo:
(“Thiên ‘Thích Nhiệt’ ghi: “ Bệnh nhiệt, đầu tiên đau ở cánh tay, châm thủ Dương minh (Thương Dương) và Thái âm (Thiếu Thương), mồ hôi ra thì thôi” (TVấn 32, 31).
(“Thiên ‘Mậu Thích Luận’ ghi: “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (TVấn 63, 12).