Trang web tự động chuyển ngôn ngữ

Nguy cơ nhiễm Thuỷ Ngân gần vụ cháy nhà máy phích Rạng Đông

nhiem_doc_thuy_ngan

Nguy cơ nhiễm Thuỷ Ngân tại vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông – TP – Ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy cho người dân sinh sống gần Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (số 85 – 87 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân, Hà Nội), yêu cầu triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp bảo vệ sức khỏe do không khí nhiễm bẩn.

Nguy cơ nhiễm thuỷ ngân gần nhà Rạng Đông máy do nhiễm Thuỷ Ngân

Trong khi đó, các chuyên gia môi trường cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thủy ngân do cháy kho chứa đèn huỳnh quang.

Sơ tán trẻ em, người già

Văn bản của UBND phường yêu cầu: “Các gia đình tự theo dõi sức khỏe các thành viên. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt, co giật, nôn phải đưa đi khám tại các bệnh viện. Kịp thời thông báo cho UBND phường hoặc trạm y tế phường các trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe, các trường hợp nghi ngộ độc do bụi tro tàn dư của cháy”.

Người dân được cơ quan chức năng khuyến cáo nên rửa mắt mũi, xúc miệng họng hằng ngày bằng dung dịch natri clorid 4-6 lần một ngày trong thời gian 7-10 ngày tính từ khi xảy ra cháy; đeo khẩu trang khi ra ngoài. Không sử dụng thực phẩm như rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy. Không sử dụng nước tại các bể hở trong bán kính 1km. Sơ tán trẻ em, người già, người ốm ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của đám cháy 1-10 ngày để hạn chế ảnh hưởng.

Người dân cũng được yêu cầu thay, giặt toàn bộ quần áo nhiễm khói bụi do cháy bằng cách giặt sạch nhiều lần sau đó ngâm xà phòng nóng trong 70-80 độ; thau rửa các vật dụng chứa nước, vật dụng sinh hoạt có bám bụi. Tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500m tính từ tâm đám cháy.

Theo các chuyên gia môi trường, đèn huỳnh quang chứa một lượng thủy ngân nhất định. Sự cố cháy ở Cty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông có nguy cơ gây ô nhiễm thủy ngân.

Quan trắc liên tục hàm lượng thủy ngân

Quan trắc liên tục hàm lượng thủy ngân

Theo báo cáo nhanh của UBND quận Thanh Xuân, trong tổng diện tích nhà kho, xưởng bị cháy có kho bóng compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư và một số kho xưởng nhỏ khác. Trên website của nhà máy Rạng Đông cũng viết “Nguyên lý của bóng đèn huỳnh quang cần phải có một lượng thủy ngân nhất định để phát sáng. Bóng đèn huỳnh quang T8 của Rạng Đông sử dụng viên thủy ngân amalgam”. 

Thủy ngân thuộc nhóm đầu các độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế nêu: “Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Thủy ngân tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong”.

Hiện trường vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông đêm 28/8

Theo TS Trần Thế Loãn, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, đèn huỳnh quang bị cháy sẽ phát tán thủy ngân ra môi trường. Tuy nhiên, mức độ bao nhiêu cần phải căn cứ trên khối lượng bị cháy, đồng thời cần có quan trắc thủy ngân trong không khí với một bán kính nhất định từ nơi xảy ra đám cháy.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho hay, trong xử lý chất thải, đèn huỳnh quang được xếp vào nhóm chất thải nguy hại. Các cơ sở sản xuất có thải bỏ đèn huỳnh quang phải lưu trữ riêng. Việc thu gom và xử lý phải thực hiện theo quy trình riêng và do một đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Quá trình thanh tra, cơ sở để bóng đèn huỳnh quang không đúng nơi quy định cũng bị xử phạt.

TS Tùng cho biết, với nhiều sự cố cháy nổ ở Việt Nam, mọi người quan tâm đến vấn đề thiệt hại nhưng ít khi để ý đến môi trường. Trên thực tế, các sự cố cháy nổ lớn thường có tác động môi trường lớn đến khu vực xung quanh, như ô nhiễm bụi mịn, phát thải các khí độc. Vì thế cần huy động cơ quan chuyên môn tiến hành quan trắc chất lượng không khí liên tục xung quanh khu vực cháy, trong đó có quan trắc hàm lượng thủy ngân trong không khí. Trên cơ sở đó xác định mức độ ô nhiễm và có giải pháp xử lý phù hợp.

        Thiếu gần 7.000 trụ nước, 400 bến lấy nước chữa cháy
Theo kết quả giám sát về phòng cháy, chữa cháy của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện cả nước có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 94.900 héc ta. Cùng với quá trình đô thị hóa mạnh, đặc biệt là ở Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… làm gia tăng các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổng công ty, công ty với quy mô sản xuất lớn.  
Thành phố Hà Nội thiếu gần 7.000 trụ nước, 300 bể nước, 400 bến lấy nước chữa cháy; Khánh Hòa mới chỉ bố trí được 276 trụ nước chữa cháy, còn thiếu 3.559 trụ; Hải Phòng có tới 299 trụ hỏng hóc, còn thiếu khoảng 3.500 trụ nước. 

Tác hại của nhiễm Thuỷ Ngân đối với cơ thể người

Tác hại của Thuỷ Ngân đối với cơ thể người
Tác hại của Thuỷ Ngân đối với cơ thể người

Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng.

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong.

Dược phẩm Giải Độc Gan hiệu quả chỉ sau 8 tiếng sử dụng:

Tác hại của Thuỷ Ngân đối với cơ thể người

Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng.

Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm thuỷ ngân ?

Tùy thuộc dạng thủy ngân (Hg) gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc khác nhau. Hít Hg nguyên tố và nuốt Hg vô cơ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa Hg thường gây ngộ độc mạn.
Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây tam chứng kinh điển như viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.
Nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.
Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.

Biện pháp phòng tránh nhiễm thuỷ ngân

Vì các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe do phơi nhiễm Hg, cần có những quy định giới hạn chất thải chứa Hg ra môi trường sống, kiểm soát ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng khác nhau của Hg để phòng chống ngộ độc Hg trong môi trường. Những quy định hạn chế những sản phẩm chứa Hg dễ vỡ, các sản phẩm thuốc, phấn trong thành phần có chứa Hg để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với Hg. Để phòng tránh trẻ nuốt phải Hg tại nhà, các bậc phụ huynh cẩn thận với nhiệt kế Hg như không đặt trên bàn, kệ trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận.
Nếu phát hiện trẻ nuốt Hg trong nhiệt kế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không móc họng, gây ói vì sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu không hít sặc, chỉ cần theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định và đánh giá lượng Hg đã nuốt được bài tiết ra ngoài. Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ để tránh táo bón.

Điều trị thế nào?

Điều trị ban đầu ngộ độc Hg tương tự những ngộ độc khác, phải nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn. Loại thải chất độc ở da bằng cách cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm. Ngộ độc do nuốt không gây nôn và cũng không rửa dạ dày, do nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt do không có tác dụng hấp phụ kim loại. Trường hợp ngộ độc Hg vô cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều, nên đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp. Khi có triệu chứng toàn thân là chỉ điểm có sự chuyển đổi Hg hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, phải được dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay.

Xem thêm

One thought on “Nguy cơ nhiễm Thuỷ Ngân gần vụ cháy nhà máy phích Rạng Đông

  1. Pingback: SOS : Ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức cao - Cách đối phó với bụi mịn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove 0974785767 phone email facebook zalo

0974785767