Trang web tự động chuyển ngôn ngữ

✅ TẠI SAO CHÂN TAY BỦN RỦN, HỒI HỢP👉 LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC BỆNH NÀY

chân tay bủn rủn

Dấu hiệu nhận biết suy nhược cơ thể

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải suy nhược cơ thể, dấu hiệu thường mờ nhạt như chân tay bủn rủn, run tay run chân, ra mồ hôi trộm, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người căng thẳng tâm lý kéo dài…

Ngoài sự mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân thì người bệnh suy nhược cơ thể còn xuất hiện nhiều các triệu chứng khác như:

– Rối loạn lo âu: với cảm giác bồn chồn, khó chịu, lo lắng không hiểu vì lý do gì, dễ nóng nảy, bực tức hoặc có những phản ứng thái quá.

– Ăn uống không ngon miệng: Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn và sụt cân nhanh.

– Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Lơ đễnh, hay quên, việc vừa mới làm những cũng không nhớ.

– Khó có thể tập trung để làm bất cứ một công việc gì.

– Khó ngủ, ngủ không sâu giấc: Khó để đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lại, đôi khi còn có những cơn ác mộng.

– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai thường xuyên: Nặng đầu, đau nhức đầu, cảm giác như có tiếng ù ù bên tai, hay bị hoa mắt chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế  đột ngột.

– Dễ bị kiệt sức, mệt mỏi ngay cả khi làm các công việc nhẹ nhàng.

– Một số dấu hiệu khác: đau ở họng nhưng không có biểu hiện của viêm, sưng hạch ở cổ hoặc nách, đau cơ, đau các khớp xương không rõ nguyên nhân, hay bị chuột rút

  • Chân tay bủn rủn hay run tay run chân kèm theo hồi hộp, thậm chỉ đổ mồ hôi hột.

Các loại suy nhược cơ thể

Cơ thể suy nhược khiến nhiều người lo lắng và chiếm tỷ lệ cao từ 15-20% số bệnh nhân đến khám tại hầu hết các bệnh viện. Có thể phân loại thành 2 nhóm chính:

– Suy nhược thực thể: Xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật hoặc do thiếu máu, huyết áp thấp kéo dài không được điều trị…

– Suy nhược chức năng: Như suy nhược thần kinh, trầm cảm do căng thẳng, stress, kiệt sức, lao lực, thường gặp ở người lao động trí óc, dân văn phòng, học sinh…

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Hiện nay nguyên nhân của suy nhược cơ thể vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền, mất cân bằng hệ thống miễn dịch, rối loạn nội tiết tố và yếu tố tâm lý có mối liên quan chặt chẽ đối với chứng bệnh này.

Cách để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó, tuy nhiên do tâm lý chủ quan nên hiệu quả đạt được thường không cao. Tùy vào thể suy nhược mà có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với suy nhược thực thể thì khi các nguyên nhân được giải quyết dứt điểm, người bệnh sẽ hồi phục trở lại. Còn đối với suy nhược chức năng, người bệnh cần hết sức kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp điều trị song song để tăng hiệu quả.

Người bị suy nhược cơ thể cần thay đổi thói quen sinh hoạt

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất đạm, béo, tinh bột và vitamin.

– Tăng cường các loại thực phẩm bổ dưỡng như thịt nạc, sữa, trứng, gan lợn, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, đậu tương, bí đỏ, mật ong…

– Các món ăn nên được chế biến loãng để dễ ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa.

– Hạn chế cách ăn uống theo sở thích và nên ăn theo thời gian biểu nhất định.

– Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khách

– Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng/ngày), dành nhiều thời gian đi bộ, đi bơi, dã ngoại, tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng, thư giãn tinh thần.  

Chữa run tay bằng Đông Y

Bài thuốc cổ truyền trị suy nhược thần kinh

Âm hư hỏa vượng (âm hư dương xung): người bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp hay xúc động, vui buồn thất thường, ngủ ít, hay nằm mê, miệng họng khô, người nóng bừng, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch huyền tế sác. Phép chữa là tư âm giáng hỏa, bình can tiềm dương, an thần. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm: kỷ tử 12g, cúc hoa 8g, thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, câu đằng 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. cam thảo 8 – 12g, chân trâu mẫu 40g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Để đặt bài thuốc chủ trị chứng chân tay bủn rủn tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159 

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove 0974785767 phone email facebook zalo

0974785767