(Bài viết có một số thông tin từ sách ” Nuôi Con không phải là cuộc chiến “), cách cai ti đêm cho trẻ.
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, trong đó: 23% là do di truyền, 32% là do dinh dưỡng, hơn 40% còn lại thuộc về giấc ngủ và vận động. Trong các yếu tố này, di truyền là yếu tố không tác động được nhưng nhóm các yếu tố còn lại có thể tác động, cải thiện được
Bé ti đêm nhiều, nỗi khổ không ngon giấc của các mẹ bỉm. Khi ti đêm thành thói quen bé có thể tỉnh giấc liên tục để tìm ti , theo thói quen phải ti rồi mới ngủ lại được , mẹ thì thương con không đêm nào được ngon giấc , nhất là các mẹ phải đi làm thì càng mệt mỏi hơn, chỉ vì suy nghĩ con ti được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu , nên cứ cố cho bé ti đêm thành thói quen mãi không bỏ được .
Tác hại của trẻ bú đêm
Ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất
- Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Về mặt sinh lý, hormone tăng trưởng xuất phát từ não bộ giúp tăng chiều cao được tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện trẻ đã đi vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu sau khi ngủ từ một đến hai tiếng đồng hồ.
- Nếu bé thường xuyên thức để bú đêm thì giấc ngủ sẽ bị gián đoạn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và khiến bé bị chậm phát triển chiều cao so với lứa tuổi.
- Hơn nữa ngủ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì thức ăn các bé ăn được hoàn toàn phục vụ cho việc tạo dựng tế bào chứ không phải để đốt cháy cho các hoạt động thể chất do đó bé dù bú ít nhưng ngủ sâu thì vẫn tăng trưởng chiều cao tốt
Nguy cơ sâu răng
Một lý do nữa khiến các mẹ nên hạn chế cho bé bú vào ban đêm là do các vấn đề nảy sinh đối với sức khỏe răng miệng của bé, đặc biệt là vào giai đoạn bé bắt đầu mọc răng. Mặc dù trước đó mẹ đã vệ sinh răng bé kỹ càng nhưng sữa từ những cữ bú đêm sẽ tạo thành những mảng bám cứng đầu xung quanh răng của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, răng bé sẽ sâu, hư hại và ảnh hưởng không tốt đến quá trình thay răng sau này.
Bé càng dễ bị béo phì ngay từ khi còn rất nhỏ
Ban đêm, một mặt do mẹ cũng mệt mỏi và buồn ngủ, một mặt bản thân bé cũng không đủ tỉnh táo và nhận thức nên bú đêm dễ khiến bé bú quá no, dẫn đến dinh dưỡng quá thừa thãi. Về lâu dài, bé phát triển quá mức bình thường, có xu hướng béo phì và bất lợi cho sức khỏe toàn thân.
Đột tử vì ngạt
Cho bé bú đêm có thể cướp đi sinh mạng của bé, chuyện tưởng chừng hy hữu nhưng đã được chứng minh bằng những câu chuyện thương tâm có thật. Khi bú vào ban đêm, trẻ không hoàn toàn tỉnh táo và mẹ cũng vậy. Có rất nhiều bé đang bú sữa lại rơi vào tình trạng ngủ gật. Nếu mẹ cũng mơ màng, nửa tỉnh nửa mê sẽ vô ý không kịp thời phát hiện. Khi ấy, lượng sữa đang bú dở có thể chảy vào khí quản của bé gây nên tình trạng ngạt thở. Nếu bé còn quá nhỏ và bú sữa mẹ trực tiếp, bầu vú của mẹ chèn ép đường thở cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đột tử bất thường. Ngay cả trong trường hợp bé bú khi hoàn toàn tỉnh táo và bú khỏe nhưng khi mẹ không đủ tỉnh táo kiểm tra tốc độ mút, nuốt và tình trạng tiết sữa thì trẻ vẫn có nguy cơ bị sặc sữa nếu sữa tiết quá nhiều mà không có sự điều chỉnh can thiệp. Sặc sữa đêm rất nguy hiểm vì phát hiện khi đã muộn và đa phần đều có cái kết rất thương tâm.
Đầy bụng khó tiêu
Bú đêm dễ khiến bé bị đầy hơi, trướng bụng khó tiêu vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và hoạt động chậm hơn vào ban đêm. Khi được bú sữa quá thường xuyên, trẻ dễ bị nôn trớ, chậm hấp thu dinh dưỡng, biếng ăn vì gặp các vấn đề về dạ dày. Hơn nữa, bú đêm như một thói quen sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và phá vỡ sự trao đổi chất trong cơ thể. Chính bởi vậy mà dù bú nhiều nhưng trẻ lại càng ngày càng còi cọc, chậm lớn. Ngoài ra, tình trạng đầy bụng, khó tiêu còn có thể khiến bé bị nôn trớ. Nôn trớ nếu xảy ra khi bé nằm ngủ sẽ rất nguy hiểm, nó có thể gây sặc và làm ngạt đường thở.
Bú đêm nhiều chất lượng bữa ăn ban ngày của bé rất kém
Những bé bú đêm nhiều thường ngủ ko ngon và dậy muộn, bỏ qua bữa ăn quan trọng là bữa sáng . Sau 1 tuổi sữa ko thay thế hết được bữa sáng của bé.
Ăn và ngủ liên quan rất mật thiết với nhau. bé cần có khoảng thời gian tiêu hóa thức ăn và cảm thấy đói . sau khi dậy từ giấc ngủ sâu bé sẽ ăn ngon miệng hơn
CÁCH CAI TI ĐÊM
Không cai sữa dứt khoát ngay mà hãy cai từ từ: Khoảng thời gian đầu, mẹ nên duy trì việc bú đêm cho con nhưng giảm liều lượng từ từ, cố gắng cho con bú ít dần và kéo dài khoảng thời gian giữa các lần bú để bé quen và ngủ lâu hơn. Cách cai ti đêm phụ thuộc vào mẹ rất nhiều.
Đối với trẻ bú mẹ
Bấm đồng hồ xem mỗi bữa bú đêm của con kéo dài bao lâu.
Nếu bữa bú ngắn (chưa tới 5 phút), hãy bỏ luôn bữa này và lựa cách đặt bé ngủ lại. Thường con phải mất vài đêm để quen với nhịp điệu mới.
Nếu bữa bú dài hơn 5 phút, có thể giảm thời gian bú mẹ từ từ, trong vòng 5-7 đêm, để bé quen dần với thay đổi. Cứ hai đêm một lần hãy rút thời gian bú đi 2-5 phút. Ví dụ, nếu bé thường bú trong 15 phút thì hai đêm đầu cho bé bú 13 phút, đêm thứ 3 và thứ 4 bú 11 phút, hai đêm tiếp theo giảm còn 9 phút và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi bé chỉ còn bú 5 phút mỗi đêm thì ngừng hẳn. Lựa cách đặt bé ngủ trở lại sau bữa bú bị rút ngắn.
Đối với trẻ bú bình
Nếu bữa đêm bé bú từ 60 ml sữa trở xuống thì có thể bỏ ngay bữa này và lựa cách đặt bé ngủ trở lại.
Nếu bữa đêm bé bú hơn 60 ml thì cần giảm lượng sữa từ từ trong vòng 5-7 đêm. Hai đêm một lần, hãy rút lượng sữa đi 20-30 ml. Ví dụ nếu bé thường bú 180 ml mỗi đêm thì trong hai đêm đầu cho bé bú 150 ml, hai đêm tiếp theo giảm xuống còn 120 ml và tiếp tục như vậy cho đến khi bé chỉ còn bú 50 ml mỗi đêm thì ngừng hẳn. Lựa cách đặt bé ngủ lại sau bữa bú bị rút ngắn.
Giúp bé ngủ yên ban đêm
Nếu bé lẫn lộn ngày và đêm, hoặc ngủ giấc quá dài vào ban ngày, hãy đánh thức con sau 3 giờ để cho ăn.
Tạo không gian sáng sủa, sống động vào ban ngày, giảm bớt ánh sáng và giữ phòng yên tĩnh vào ban đêm. Khi cho bé bú đêm, cần tránh bật ti vi, hạn chế nói chuyện và hoạt động. Khoảng thời gian yên tĩnh này giúp bé quen với việc giữ yên lặng về đêm và dễ ru mình vào giấc ngủ hơn.
Đặt bé vào cũi khi có dấu hiệu buồn ngủ để tạo cho con thói quen tự ru mình. Trẻ lớn hơn cần tập thói quen đi ngủ đúng giờ.
- BÉ SẼ KHÓC – nhất định là vậy . Bởi vì con quen được ngậm ti thoa dịu đi vào giấc ngủ nên bây giờ bị tước đi phản xạ khóc sẽ là đương nhiên . Muốn các bé ngừng khóc và tự ngủ thì mẹ phải để các bé bắt đầu từ việc khóc. Không ” khóc ” thì làm gì có ” nín”.
Nhiều mẹ nhận ra rằng sau 2 -3 tiếng cưng nựng dỗ dành bé vẫn khóc nhưng chỉ cần để 40p trên giường thì con sẽ tự ngủ được . trong quá trình luyện cai ti thì áp lực từ tiếng con khóc là khó chịu nhất và còn ảnh hưởng bởi lời nói của ng thân xung quanh vì ảnh hưởng tiếng khóc của bé là nguyên nhân lớn khiến mẹ ko cai ti đêm cho bé được vì vậy . Đầu tiên mom phải tư tưởng trước với những ng thân sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng khóc của bé khoảng 1 tuần và nhờ họ ko can thiệt vào việc dỗ dành bé nhất là chồng.
- Một giấc ngủ sâu có ý nghĩa hơn một bữa ăn no . Đối với mẹ nào thường hay bế ru con ngủ thì sẽ khó khăn hơn vì bé sẽ khóc dai hơn . ru bé , bế rong để ngủ sẽ làm bé có thói quen ko tốt, ko tự đưa mình vào giấc ngủ được.
- Luyện ngủ xuyên đêm ban đầu thì vô vàn khó khăn nhưng bù lại bé sẽ tự ngủ ngon , phát triển tốt và mẹ cũng ngu ngon và có thời gian cho mình hơn khi không phải ẫm bé ru ngủ ( bé tự ngủ đêm đc thì giấc ngủ trưa bé cũng sẽ tự ngủ mà ko cần vừa ti mẹ vừa ngủ).
- Khi bé đang ngủ mà có phản xạ ọ ọe mẹ ko nên vỗ ngực hay ru làm bé ngủ lại mà hãy chờ tối thiểu 10p để bé tự ngủ lại , để bé học cách tự trấn an mình.
Lưu ý cách cai ti đêm ko phải cai bú mẹ hay cai sữa . Ngày vẫn cho bé bú bình thường.
Chú ý : vào ban ngày mẹ nên cho bé bú no lúc tỉnh táo, chơi rồi mới ngủ ko nên vừa bú vừa ngủ . Điều này cũng giúp mẹ cai ti đêm cho bé dễ dàng hơn.
+150 Truyện cổ tích cho bé nghe – Truyện thai giáo tuyển chọn (Thư viện truyện hay)