HUYỆT KHÚC TRẠCH

Huyệt khúc trạch

Tên Huyệt:

Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống cái ao = trạch) ở nếp khủy cổ tay khi cong tay (khúc), vì vậy gọi là Khúc Trạch.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 3 của kinh Tâm bào.

+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.

Vị Trí:

Huyệt khúc trạch
Huyệt khúc trạch

Trên nếp gấp khớp khuỷ tay, chỗ lõm phía trong khuỷ tay, bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước, bờ trên cơ sấp tròn, khe khớp khủy.

Thần Kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh giữa.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.

Tác Dụng:

Thông Tâm khí, sơ giáng nghịch khí ở thượng tiêu, thư cân.

Chủ Trị:

Trị sốt, hồi hộp, dạ dày đau, thấp tim.

Châm Cứu:

+ Châm thẳng sâu 0, 5-0, 8 thốn.

+ Trường hợp trị sốt cao do trường vị viêm cấp, do trúng nắng, có thể dùng kim Tam Lăng châm nặn ra ít máu ở huyệt này.

+ Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.

Xem thêm
error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook