HUYỆT NHÂN NGHÊNH

Huyệt nhân nghênh

Tên Huyệt:

Ngày xưa, trong Mạch Học, người xưa chia ra tam bộ, cửu hậu, phần trên của tam bộ là Nhân Nghênh, huyệt ở vùng Nhân Nghênh mạch, vì vậy gọi là Nhân Nghênh (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Tên Khác:

Ngũ Hội, Nhân Nghinh, Thiên Ngũ Hội.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 9 của kinh Vị.

+ Một trong nhóm huyệt ‘Thiên Dũ’ (‘Thiên Dũ Ngũ Bộ’ gồm: Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) +Thiên Trụ (Bq.12) (LKhu 21, 20).

+ Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương.

+ Huyệt dùng để theo dõi tình trạng khí Dương.

Vị Trí:

Huyệt nhân nghênh
Huyệt nhân nghênh

Nơi gặp nhau của bờ trước cơ ức – đòn chũm và đường ngang qua chỗ lồi nhất của yết hầu, sờ ở cổ có động mạch ca?nh đập.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trước cơ ức-đòn-chũm, bó mạch thần kinh cảnh, lớp sâu là cơ bậc thang, cơ cổ dài và cơ góc.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, các nhánh của đám rối thần kinh cổ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác Dụng:

Điều khí huyết.

Chủ Trị:

Trị họng đau, mất tiếng nói, suyễn, huyết áp cao.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn, tránh động mạnh – Cấm cứu (Giáp Ất Kinh).

Tham Khảo:

(Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi : “Dương tà nghịch ở dương kinh làm cho đầu đau, ngực tức, khó thở, châm huyệt Nhân Nghênh” (LKhu.21, 15).

(Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi:“Hàm đau, châm kinh túc Dương minh, ngay chỗ xương gãy quai hàm, nơi có động mạch quay quanh (huyệt Giáp Xa), châm xuất huyết xong là khỏi ngay. Nếu không khỏi, nên châm cạn huyệt Nhân Nghênh của bản kinh, khỏi ngay” (LKhu. 26, 27).

Xem thêm
error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook