Bệnh học trĩ
Bệnh học trĩ – Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, tỷ lệ bệnh nhân lưu hành ước khoảng 25 – 40% dân số, gặp nhiều cả nam và nữ
Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ, vì trĩ là một trạng thái sinh lý bình thường và chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và lao động thì người bệnh mới đi khám bệnh.
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân lưu hành được ước khoảng từ 25 – 40% dân số, tỷ lệ gặp nhiều cả nam và nữ.
Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại có thể gây biến chứng tắc mạch trĩ, người bệnh cần được phẫu thuật chích rạch búi trĩ mới có thể giảm đau được.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ
Chảy máu: Là triệu chứng sớm nhất cũng là triệu chứng thường gặp nhất, hình thức chảy máu khác nhau và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu đỏ, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia khi đại tiện táo bón. Muộn nữa cứ khi đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều máu lại chảy.
Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau khi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, có thể trĩ bị phù nề hoặc sưng khá to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau.
Đau: Có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau trong các trường hợp sau: Tắc mạch do xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ, có thể nứt hậu môn đi kèm.
Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa: Do hậu quả của quá trình viêm, bệnh nhân cảm giác ẩm ướt ở hậu môn hoặc tiết nhầy gây ngứa.
Thiếu máu: Có thể gặp vì chảy máu là triệu chứng thường gặp nhất. Thường thì không thiếu máu, tuỳ theo mức độ chảy máu, thời gian chảy máu mà dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
– Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
– Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
– Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
– Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may…
– Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Chẩn đoán bệnh trĩ
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Đại tiện có máu tươi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp đại trực tràng. Ngoài ra, triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có thể nhầm lẫn với bệnh sa niêm mạc trực tràng với cách điều trị khác hẳn. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh trĩ cần đi khám để loại trừ các bệnh lý nói trên.
Soi hậu môn bằng ống cứng cho phép quan sát trực tiếp các búi trĩ, đồng thời qua đó có thể thực hiện các thủ thuật loại trừ búi trĩ.
Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn …
Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội:
Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.
Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.
Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.
Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.
Điều trị bệnh trĩ
Chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ
– Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
– Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
– Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
– Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
Điều trị nội khoa
– Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
– Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
– Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ và đạn bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật
Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II. Ưu điểm của các phương pháp này là thực hiện đơn giản. Nhược điểm là không áp dụng được với các búi trĩ độ III, độ IV; phải thực hiện nhiều lần.
Nhiều các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật LONGO. Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm là chi phí còn cao.
Một vài lưu ý khi điều trị bệnh trĩ:
– Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Vì vậy, trước khi mổ phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.
– Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
– Trĩ ngoại: có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông.
Phòng bệnh trĩ
Tăng cường ăn thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vận động … để tránh táo bón.
Tránh mang vác nặng.
Hạn chế rượu, bia, thức ăn cay…
Khám bệnh Trĩ
Ít ai biết trĩ là bệnh do rối loạn ở đệm hậu môn, mà thành phần chủ yếu là các đám rối tĩnh mạch trĩ. Khi bị ứ máu ở đệm hậu môn, thành tĩnh mạch giãn ra gây chảy máu. Những tĩnh mạch bị giãn ở trực tràng và hậu môn tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh này. Chảy máu vùng hậu môn cũng là triệu chứng sớm nhất ở người bắt đầu bị bệnh trĩ.
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Lê Châu Hoàng Quốc Chương, phân khoa hậu môn, bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM, do tâm lý e ngại trĩ là bệnh ở vùng kín nên người bệnh thường ít khi đến thăm khám sớm, nhất là ở phái nữ. Một số bệnh nhân khác vẫn cho rằng, các triệu chứng của trĩ dù ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên “không nói ra thì không ai biết” và âm thầm chọn giải pháp chịu đựng hay sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các bài thuốc dân gian. Bác sĩ Chương thêm, nhiều người chịu đựng sự khó chịu của trĩ suốt nhiều năm mới đến phòng khám, đa số những trường hợp này đều trở nặng và chữa trị mất thời gian và tiền bạc. Dù không gây tử vong nhưng khi không phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, người mắc trĩ có thể bị nhiều bệnh khác từ biến chứng của trĩ.
Bệnh trĩ hiện khá phổ biến trong xã hội, tuy không nguy hiểm nhưng trĩ lại gây phiền hà, khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi có biến chứng như huyết khối tắc mạch, gây đau nhiều, làm ảnh hưởng đến công việc hằng ngày và chất lượng cuộc sống. Theo ước tính của trang web y khoa RightDiagnosis, Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh trĩ cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia. Trong một khảo sát Sanisphere gần đây cũng thấy có đến 57% người không đi khám khi mắc bệnh, trong đó 20% tự nhận biết qua kiến thức bản thân, 18% được dược sĩ tại nhà thuốc tư vấn về các loại thuốc trị trĩ, 18,5% còn lại thường tìm kiếm lời khuyên từ gia đình, bạn bè.
Lòi dom ở phụ nữ sau sinh
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nữ giới sau sinh bị lòi dom. Dấu hiệu lòi dom sau sinh ở phụ nữ Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách có thể gây nhiều áp lực tại ổ bụng. Áp lực từ ổ bụng chuyển xuống phía dưới trực tràng khiến búi dom lòi ra bên ngoài. Phụ nữ khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn
Trĩ chảy máu nhiều
Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. … Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu. Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu
Các búi trĩ ấy được tạo nên bởi các nếp gấp xung quanh viền hậu môn bị viêm, sưng hoặc do chính sự phồng lên của các tĩnh mạch. … Cũng giống như giai đoạn 1 của trĩ nội, cấp độ 1 của trĩ ngoại sẽ khiến bệnh nhân đi đại tiện bị chảy máu kèm theo ngứa ngáy, nóng rát do viền hậu môn bị sưng và tấy đỏ.
Hình trĩ ngoại
Địa chỉ chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ khá phổ biến, nhưng nhiều người thường ngại ngần tới trung tâm y tế địa phương để khám, đừng lo vì điều đó, hãy đến các bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tư vấn bạn nhé !
Trĩ ngoại thuyên tắc
Tình trạng tắc mạch trĩ ngoại do khá nhiều nguyên nhân dẫn đến. Có thể nhắc đến đầu tiên là do thói quen ăn uống, thói quen đi đại tiện của người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi. Các lý do do thói quen này càng dễ gây nên táo bón kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ ngoại và tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
Một số trường hợp bị béo phì, thừa cân, lười vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ khiến hệ tuần hoàn lưu thông không như bình thường, dễ gây nên tình trạng tụ máu cục bộ, hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động trong đó có mao mạch vùng hậu môn, đây là nguyên nhân gây trĩ ngoại kéo dài thành tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
Ngoài ra người có nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động cũng có khả năng mắc trĩ ngoại cao. Người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn cay uống nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ ngoại bắt đầu và phát triển gây tắc mạch.
Người bệnh trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau thì có những triệu chứng điển hình khác nhau. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác khó chịu khi đi lại, khi ngồi, đặc biệt là vào thời tiết ẩm ướt. Bởi đây là điều kiện để viêm nhiễm ở búi trĩ ngoại có nguy cơ nặng thêm với dấu hiệu phù nề, đau đớn, nhất là khi đi đại tiện. Tình trạng này khiến đại tiện càng khó, càng rặn thì búi trĩ lại càng nặng thêm và càng đau thêm.
Những dấu hiệu của tắc mạch trĩ ngoại được biểu hiện cụ thể như sau:
- Tắc mạch trĩ ngoại khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn trong 5-6 ngày, và tình trạng có thể thuyên giảm sau một vài ngày
- Người bệnh sẽ thấy xung quanh rìa hậu môn bắt đầu xuất hiện các búi trĩ nhỏ tầm bằng hạt đậu, sờ vào có cảm giác cứng, gây vướng víu nặng hơn, đau tức hơn ở hậu môn
- Bị tắc mạch trĩ ngoại khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn đi đại tiện, nhưng khi đi thì lại rất khó khăn và không đi được
- Các cục máu đông ở hậu môn bắt đầu vỡ ra do bị chèn ép và gây hoại tử ở vùng da hậu môn, tiết dịch vàng,
- Triệu chứng nặng hơn ở vùng hậu môn bị thắt chặt, máu khó lưu thông, gây tình trạng co giật, không thể đi lại, ngồi đứng lên một cách bình thường.
Bệnh trĩ ngoại nếu không được điều trị dứt điểm sớm thì sẽ gây ra các biến chứng khá nguy hiểm cho người bệnh. Trĩ ngoại gây ra tắc mạch trĩ, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở phụ nữ có thể gây ra biến chứng viêm phần phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Câu hỏi thường gặp bệnh trĩ
Trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ kết hợp nhiều búi (2 búi trở lên) kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm thuộc loại 5 thì nằm trong đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ do không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
Trĩ không là một bệnh di truyền, có chăng là người trong cùng một gia đình đôi khi sinh hoạt giống nhau, chế độ ăn uống giống nhau, sẽ sinh táo bón giống nhau, là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bạn cũng không phải lo lắng lắm vì bệnh này.
Mặc dù bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm đến tính mạnh. Trong một số trường hợp bệnh trĩ nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Nó có thể tự khỏi nếu bạn điều hòa lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Giá cho mỗi lần mổ trĩ phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của bệnh lý cũng như phương pháp và cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật.
còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì chi phí phẫu thuật cắt trĩ sẽ có giá thấp hơn so với người phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, 4.
hãy gọi cho phòng tư vấn kiểm tra trước khi có báo giá bạn nhé !
Dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp nhất, phổ biến nhất đối với cả nam giới và nữ giới mắc bệnh trĩ đó chính là đau rát hậu môn.
Việc vận động nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa vận động sẽ giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp việc lưu thông phân ra ngoài dễ dàng hơn, hạn chế mắc bệnh táo bón, một trong những tác nhân làm bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, chạy bộ giúp tăng cường lưu thông máu đến trực tràng, làm cho những cơn đau do bệnh trĩ giảm rõ rệt. Thời gian chạy bộ cũng là thời gian thư giãn, giúp tinh thần thoải mái, nâng cao hiệu quả của việc điều trị bệnh trĩ.
Với bệnh nhân bị bệnh trĩ thì việc chạy bộ được khuyến khích nhưng chỉ nên chọn hình thức chạy bộ nhẹ nhàng, không nên quá gắng sức không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm cho các biểu hiện của bệnh trĩ thêm nặng. Người bệnh chỉ nên duy trì việc chạy bô khoảng 20 phút mỗi ngày.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà
Bệnh trĩ có thể xảy ra với người bị táo bón, người ngồi nhiều, thai phụ và cả sản phụ. Trĩ có nhiều dạng và kích thước khác nhau, có khi nhỏ như hạt đậu nhưng cũng có lúc to bằng quả nho. Nếu đang bị trĩ nhưng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo những cách chữa bệnh trĩ tại nhà như dưới đây.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ
Nghệ được xem là một loại gia vị có tính kháng sinh. Vì thế, bạn có thể dùng nguyên liệu tự nhiên này để chữa lành trĩ bằng cách:
- Trộn dầu mù tạt với một ít bột nghệ
- Nhỏ vào hỗn hợp vài giọt nước hành
- Trộn đều hỗn hợp lại
- Bôi hỗn hợp trên vào vùng trĩ
Bạn sẽ giảm đau và giảm sưng viêm. Bôi hỗn hợp thường xuyên sẽ giúp giảm trĩ hiệu quả.
Vỏ quả lựu
Lựu rất tốt cho sức khỏe và bạn không nên bỏ qua loại quả này để chữa bệnh trĩ. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Xay 1 tách vỏ lựu
- Thêm nước nóng vào cốc vỏ lựu đã xay
- Chờ hỗn hợp nguội
- Uống nước này 2 lần/ngày để có kết quả tốt.
Xông lá diếp cá
Lấy 100g rau diếp cá để cả cọng và vài cọng hẹ, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút. Đổ nước ra bô và xông. Khi nước nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng bị trĩ, dùng khăn khô, mềm thấm sạch.
Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá và uống hàng ngày hoặc ăn sống rau diếp cá với các loại thức ăn khác.
Chữa Trĩ theo y học cổ truyền
Lá cúc tần chữa trĩ
Ưu điểm của Cúc Tần là khả năng chống viêm và làm săn se rất tốt. Ở Ấn Độ, người ta vẫn truyền tay nhau cách chữa trĩ đơn giản là giã 1 nắm lá Cúc Tần, 1 nắm lá Sung thật nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng hậu môn ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Cách làm này có ưu điểm là tác động trực tiếp lên khu vực viêm tấy bị trĩ.
Chữa trĩ bằng lá vông
Đây là cách chữa bệnh trĩ dân gian đang được rất nhiều người áp dụng. Nhưng trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm pha muối và lau khô. Bạn chỉ cần áp dụng lá vông nem hơ nóng và đắp trực tiếp vào búi trĩ thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Đắp trực tiếp lá thầu dầu tía vào hậu mônNgoài cách vệ sinh vùng hậu môn bằng nước thầu dầu tía, thì bạn có thể dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp lên búi trĩ để điều trị bệnh.
Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý
Cách thực hiện như sau: Bước 1: Đem lá thiên lý rửa sạch rồi để ráo nước. Bước 2: Giã nhỏ lá hoặc xay nhuyễn với muối, đổ nước vào rồi ngoáy đều sau đó lọc qua vải gạc sạch. Bước 3: Bệnh nhân vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối pha loãng.