Kinh nghiệm đúc kết đông y trị viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính, co thắt phế quản được nhiều bệnh nhân tin tưởng, điều trị mọi nơi.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng đông y
Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virut, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa.
Theo YHCT, viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế bị rối loạn dẫn đến người bệnh ho, có đờm nhiều. Ngoài ra, vào mùa thu, táo tà thường từ bên ngoài xâm phạm vào phế, làm tổn thương tân dịch của phế, dẫn đến ngứa họng, ho khan. Theo YHCT, các yếu tố gây bệnh bên trong thường do chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp làm tổn thương tỳ, thành đàm dẫn đến ho và khạc đờm nhiều hoặc do vị trường tích nhiệt, nhiệt sẽ làm tổn thương phế dẫn đến phế, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương đưa đến ho và khạc đờm.
Viêm phế quản là chứng bệnh hay gặp trong mùa đông.
Tùy bệnh cấp tính hay mạn tính mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Viêm phế quản cấp tính:
Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra.
Do phong hàn:
Triệu chứng: Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh ho, đờm trong lỏng, sắc trắng dễ khạc, kèm theo tắc mũi, chảy nước mũi trong. Toàn thân sốt, sợ lạnh, đau đầu, cảm giác đau mỏi người, không ra mồ hôi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu.
Phương pháp điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên phế, hóa đàm.
Bài thuốc: Hạnh tô tán gia giảm: hạnh nhân 12g, tô diệp 10g, trần bì 8g, chỉ xác 8g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
Do phong nhiệt:
Triệu chứng: Thường gặp trong viêm phế quản cấp hay đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Người bệnh ho, tiếng ho nặng, khạc đờm đặc hay vàng, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục. Toàn thân: sốt cao, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi; rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.
Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông phế khí.
Bài thuốc: Tang cúc ẩm gia giảm: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 16g, tiền hồ 12g, bạch hà 6g, hạnh nhân 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, lô căn 8g, ngưu bàng tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
Thể khí táo:
Triệu chứng: Người bệnh ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô. Toàn thân: phát sốt, sợ gió, đau họng, đôi khi ho có lẫn ít đờm, trong có tia máu. Rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù.
Phương pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng phế. Nếu ôn táo: sơ phong thanh nhiệt. Nếu lương táo: sơ tán phong hàn.
Bài thuốc: Tang bạch thang gia giảm: tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 6g, đậu xị 12g, chi tử 8g, cát cánh 10g, tiền hồ 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
Viêm phế quản mạn tính:
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp. Nếu không trong đợt cấp thì viêm phế quản mạn tính thường phân chia thành 2 thể lâm sàng: thể đàm thấp và thể thủy ẩm.
Thể đàm thấp:
Triệu chứng: Người bệnh ho và khạc đờm nhiều, đờm trắng dính, lỏng hoặc thành cục. Ngực bụng có cảm giác đầy tức, ăn kém, tinh thần mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
Phương pháp điều trị: Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.
Bài thuốc: Kết hợp 2 bài thuốc Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị: đẳng sâm 12g, bạch truật 16g, phục linh 16g, cam thảo 4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, thương truật 12g, hậu phác 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả, ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
Thể thủy ẩm (hàn ẩm): Thường hay gặp ở người bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh tâm phế mạn.
Triệu chứng: Thường ho kéo dài hoặc hay tái phát, khó thở khi trời lạnh thì ho tăng lên khạc ra nhiều đờm lỏng trắng. Khi vận động các triệu chứng trên tăng nặng. Khó thở nhiều thì nằm phải gối đầu cao. Toàn thân: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.
Viêm phế quản co thắt
Viêm phế quản co thắt là sự thu hẹp tạm thời lòng phế quản, do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm. Ngoài ra, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhày làm cản trở lưu thông khí trong phổi. Hậu quả là gây ho khạc đờm, khó thở, thở rít, thở khò khè….
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản có thắt ở trẻ em, phổ biến nhất là do nhiễm virut hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae,… các vi khuẩn này thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng yếu thì chúng hoạt động mạnh lên, nhân lên, tăng độc tính.
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ cũng là nguyên nhân dễ bị viêm phế quản co thắt, nhất là thời điểm giao mùa.
Cơ địa dị ứng cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt. Trường hợp này thường khởi phát khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, thuốc,…
Chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng đông y
iêm phế quản có thắt ở trẻ em để lại nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ như viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp. Vì thế mà phải trị sớm, và điều trị đủ liều, đúng phác đồ.
Tùy theo mức đồ mà có biện pháp khắc phục khác nhau, trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng thuốc điều trị ngoại trú. Trường hợp nặng, nhất là có suy hô hấp thì phải nhập viện để điều trị.
– Điều trị triệu chứng:
Điều trị triệu chứng là quan trọng nhất, như:
+ Sốt thì dùng thuốc hạ sốt
+ Ho đờm uống thuốc long đờm
+ Bù nước điện giải nếu có nguy cơ mất nước
+ Khó thở uống thuốc giãn phế quản
– Điều trị nguyên nhân:
Viêm phế quản co thắt do vi rút thì nói chung chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn, thì phải dùng thuốc kháng sinh.
– Điều trị suy hô hấp:
Nếu có khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,… thì phải điều trị suy hô hấp như thở oxy, thở máy,…
– Điều trị hỗ trợ:
Biện pháp đơn giản là khí dung, vừa có tác dụng tốt giúp giãn phế quản, vừa tác dụng long đờm tốt. Có thể khí dung làm nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, điều trị tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị.
Thuốc đông y trị viêm phế quản
Bài thuốc: Tiểu thanh long thang gia giảm: ma hoàng 6-8g, quế chi 8g, tế tân 4-6g, can khương 6g, bán hạ chế 12g, ngũ vị tử 6-8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
Phương pháp điều trị: Ôn phế, hóa đàm.
Để đặt bài thuốc tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159
Phòng bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, có nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, phòng bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Các biện pháp dự phòng tập trung vào:
– Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lí, rửa bằng cách xịt nước muối biển.
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu mẹ đủ sữa), trường hợp mẹ không đủ sữa thì cho uốn thêm sữa công thức nhưng phải phù hợp với độ tuổi tuổi.
– Khi trẻ ăn dặm, cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến thức ăn gồm 4 nhóm thực phẩm
– Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không gian nghỉ ngơi sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
– Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé, sau khi đi vệ sinh
– Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá
– Sử dụng các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng ở trẻ.