Hỏi Đáp : Bệnh Viêm Xoang

Hỏi đáp bệnh viêm xoang

Thông thường, ở người khỏe mạnh, các chất xuất tiết trong xoang được đẩy ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang, vì vậy, tránh được tình trạng ứ đọng dịch gây viêm nhiễm xoang. Vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, độ ẩm khi cao, khi thấp khiến mật độ vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí gia tăng. Cùng hỏi đáp bệnh viêm xoang cùng Thuốc Hay nhé.

Hỏi đáp bệnh Viêm Xoang Mũi

viêm-xoang-mũi
viêm-xoang-mũi
ĐAU MŨI KHI TRỜI LẠNH, CÓ PHẢI ĐÃ BỊ VIÊM XOANG ?

Khô mũi, đau nhức mũi là tình trạng rất dễ xảy ra khi thời tiết lạnh, đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, có phải cứ đau mũi khi trời lạnh là bạn đã bị viêm xoang?
Các chuyên gia y tế cho biết, sở dĩ nhiều người hay bị đau nhức trong mùa lạnh là do lớp niêm mạc mũi rất mỏng, dễ bị tổn thương. Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, co lại, nên dễ bị đau rát, thậm chí gây ra chảy máu.
Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại như: Nấm, vi khuẩn và virus… dễ dàng xâm nhập gây nên viêm nhiễm. Và một trong những bệnh dễ gặp phải nhất là viêm xoang với các triệu chứng như: Đau nhức vùng mũi, đau đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, sốt… Đặc biệt là đối với những người đã từng bị viêm xoang trước đó.
Tuy nhiên, đau nhức mũi vào mùa lạnh không phải lúc nào cũng do bệnh viêm xoang gây nên, bởi ngoài viêm xoang thì vẫn còn nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể có triệu chứng này như:
Nhiễm trùng xoang – mũi
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nhiễm trùng xoang – mũi như: Cảm lạnh, cảm cúm, tổn thương mũi,… Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng mũi, người bệnh thường không chỉ bị đau mũi mà còn có thể kèm theo nhức và xót bên trong mũi.
Tổn thương mũi
Tổn thương mũi cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau nhức trong mũi. Nguyên nhân gây ra tổn thương mũi có thể là do bạn bị ngã, va chạm khi chơi thể thao, tai nạn, hoặc do đánh nhau… Tuy nhiên tùy vào mức độ tổn thương mà tình trạng đau nhức mũi của bạn cũng sẽ khác nhau.
Polyp mũi

Một nguyên nhân phổ biến khác gây đau mũi kéo dài là polyp mũi, bệnh cũng thường được tìm thấy ở những người có các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, ngoài đau nhức mũi thì người bị polyp mũi còn có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và giảm khứu giác.
Dị ứng
Nhiều chất gây dị ứng như: Nước hoa, bụi, phấn hoa và hóa chất cũng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và dẫn tới các triệu chứng phản ứng quá mức bên trong mũi như: Sổ mũi, đau nhức và hắt hơi.
Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh phải làm sao?
Để làm giảm bớt tình trạng đau nhức mũi, đầu tiên bạn phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Do đó, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để các bác sỹ kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị cho phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung đủ lượng nước hàng ngày, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như: Phấn hoa, lông thú, mạt nhà, bụi bặm, thức ăn gây dị ứng,… Bạn cũng có thể thực hiện xông hơi mũi bằng hơi nước ấm; rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giúp giữ mũi được sạch sẽ.

viêm xoang lây qua đường nào ?

Việc lây nhiễm viêm xoang đơn giản là do bị lây khuẩn, virus gây bệnh. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người khác nếu như chung đồ cá nhân với người bệnh như đeo chung khẩu trang, dùng chung khăn mặt, tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh, chạm vào đồ vật có chứa vi khuẩn bệnh như ca nước, laptop, bị người bệnh hắt hơi vào mặt…Tuy nhiên, lưu ý rằng chúng chỉ gây hại cho người tiếp xúc khi có cơ hội xâm nhập vào bên trong hốc xoang, hốc mũi. Bên cạnh đó có bị bệnh hay không còn phụ thuộc vào sức kháng khuẩn, tần suất và số lượng vi khuẩn, viruts…

Phòng tránh lây nhiễm viêm xong như thế nào ?

Nếu gia đình có người mắc bệnh cần thận hơn trong sinh hoạt, chú ý không xài lẫn lộn đồ vật của nhau.
Vệ sinh không gian sống, lau chùi sàn nhà cùng các vất liệu để loại bỏ vi khuẩn, virus…
Có thể đeo khẩu trang nếu cần thiết như trong trường hợp người nhà bị viêm xoang hắt xì quá nhiều lần.
Tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau quả giàu vitamin, nạp lượng thit, cá, hải sản đầy đủ kết hợp với tập thể thao.
Bảo vệ đường hô hấp khi đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm..
Vệ sinh cá nhân

viêm xoang có di truyền không ?

Viêm xoang đã được xác nhận là bệnh  thẻ lây truyền từ người này sang người khác, song không có tính di truyền. Giải thích vấn đề này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng viêm xoang là bệnh do virus và các yếu tố thời tiết, không khí ô nhiễm gây ra do đó nó không có tính năng di truyền.

cách chữa viêm mũi xuất tiết ?

Sử dụng nước rửa mũi xoang hằng ngày
Thực hiện bằng cách: Ngồi ở tư thế thẳng người, đầu nghiêng về một hướng, xịt nước muối vào một bên mũi rồi cho tự chảy ra ngoài sau đó đổi bên. Thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày, mỗi ngày xịt vài lần sẽ khiến các vi trùng viêm khuẩn gây bệnh theo nước muối mà chảy ra ngoài.

hốc mũi có mùi hôi ?

– Khi  chất dịch nhầy, đặc, có mùi hôi giống như trứng thối trong hốc mũi hay chảy xuống họng gây khó chịu và  thể làm nôn ói, thì đó là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm xoang mủ. … Đặc tính của vi trùng kỵ khí là tạo mủ rất thối, giống như trứng gà ung vậy.

bị viêm xoang ăn thịt gà được không ?

Mặc dù thịt gà tốt tới sức khỏe người bị viêm xoang nhưng trứng  thì không. Bên trong trứng  có chứa một số thành phần có thể gây dị ứng với người mắc viêm xoang.

viêm xoang khi mang thai ?

Tuyến nội tiết thay đổi dẫn đến việc màng nhầy phình ra, mạch máu giãn nở, lòng xoang hẹp lại và dễ bị tắc nghẽn.
Sức đề kháng yếu dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn cũng như các liên quan từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là lúc thời chảy lạnh, mẹ bầu dễ dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn…
Chủ quan hay không điều trị, dùng kháng sinh làm căn bệnh trầm trọng hơn
Đặc biệt, đối cho những mẹ bầu có cơ địa dị ứng, đã từng bị viêm xoang trước đó, vô cùng dễ bị bắt buộc viêm xoang khi sức đề kháng yếu dần.

Chữa Viêm Xoang Y Học Cổ Truyền

Hiểu đúng bệnh, trị đúng cách

Trong các bệnh liên quan đến đường hô hấp, không thể không nhắc tới viêm xoang. Đây là tình trạng bị tắc nghẽn lỗ thông mũi xoang do các chất dịch tiết từ niêm mạc xoang không được dẫn lưu ra ngoài hốc mũi. Có thể kể đến một số biểu hiện của viêm xoang như sổ mũi, chảy nước mũi đặc, mủ màu vàng hoặc xanh thậm chí chảy nước mũi xuống họng.

Người bị viêm xoang thường xuyên mệt mỏi, nghẹt mũi gây khó thở nhất là khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể gây ra đau, sưng, nhức xung quanh vùng mặt, đầu, ù tai làm giảm khả năng thị giác, thính giác hay vị giác. Các biến chứng nguy hiểm của viêm xoang như viêm tai giữa, viêm họng mãn tính, nhiệt miệng, viêm thanh quản, khí phế quản; nhiễm trùng ổ mắt, viêm thần kinh thị giác; biến chứng sọ não như viêm não và màng não. Khi bệnh nhân có các biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau đầu nghiêm trọng, đau mắt, suy giảm thị lực cần kịp thời đưa đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Những thảo dược quý – Hỏi đáp bệnh viêm xoang

Các phương pháp trị viêm xoang được biết đến bao gồm cả Tây y và Đông y. Tây y tuy có thể cắt cơn đau nhanh chóng nhưng không ngăn được bệnh tái phát do không trị đúng căn nguyên gây bệnh. Lúc này, các loại thảo dược như Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng, Bạch chỉ… được kết hợp trong những bài thuốc Đông y được xem là “cứu cánh” cho người bị viêm xoang mũi.

Ké đầu ngựa chủ trị viêm xoang trong Đông y gọi là thương nhĩ tử (hạt của Ké đầu ngựa).

Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và thường được dùng chữa viêm xoang.

Liên kiều còn gọi là hạn liên tử (quả hạt của cây). Vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị bệnh viêm nhiễm và ung nhọt.

Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn…

Bài thuốc hay – Hỏi đáp bệnh viêm xoang

Trị viêm xoang mũi, chảy nước mũi, viêm mũi: ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Trị viêm xoang mũi, họng đau, nhức đầu, tắc mũi, ngạt mũi: ké đầu ngựa 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Sắc thuốc lấy nước, cho vào nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần, đợt 7 – 10 ngày.

Nhiều bài thuốc hay cho người viêm xoang từ kim ngân hoa

Trị viêm xoang cấp: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiên thảo 16g, ngư tinh thảo 16g hoặc bài thuốc tân di 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, thạch cao 40g, tri mẫu 12g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, dấp cá 20g. Nếu sợ lạnh, sốt, nhức đầu bỏ hoàng cầm, mạch môn, thêm ngưu bàng 12g, bạc hà 12g. Sắc với nước, uống 3 lần/ngày.

Trị viêm xoang mãn: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g sắc uống 3 lần/ngày.

Trong trường hợp người dùng không có điều kiện thực hiện các bài thuốc như chỉ dẫn, có thể sử dụng các viên uống thay thế có thành phần thảo dược như Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Liên kiều, Ngưu bàng.. giúp giảm ngay các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức… sau 2 tuần sử dụng.

Kết luận chuyên mục Hỏi đáp bệnh viêm xoang, các bạn có thể hiểu biết thêm về các câu hỏi thường gặp về bệnh lý phổ biến này. Các bạn có thể đặt bài thuốc chọn lọc chữa bệnh Viêm Xoang theo phương pháp Y Học Cổ Truyền thông qua số 0968951159 . Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này,

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook