Tên gọi
Huyệt được coi là nơi (cửa = môn) có tác dụng trị chứng câm (á), vì vậy gọi là Á Môn.
Tên Khác:
Ám Môn, Hoành Thiệt, Thiệt Hoành, Thiệt Yếm, Thiệt Căn, Thiệt Thủng, Yếm Thiệt
Xuất Xứ
Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (T.Vấn 58).
Đặc Tính
+ Huyệt thứ 15 của mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với mạch Dương Duy.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Hồi Dương Cứu Nghịch ‘: (Á Môn (Đốc.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3)+ Trung Quản (Nh.12) và Túc Tam Lý – Vi.36).
+1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đốc.16) + Ngân Giao (Đốc.28) + Á Môn (Đốc.15) + Não Hộ (Đốc.17) và Trường Cường (Đốc.1), là những huyệt liên hệ với Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (Tố Vấn.60).
Vị trí
Ở chính giữa gáy cổ vào chân tóc, ngồi ngay, cúi đầu, chân tóc vào 0,5 thốn (giữa đốt cổ 1-2).
Tác dụng
– Tại chỗ: Đau vùng gáy.
– Theo kinh: Đau cứng cột sống, chảy máu mũi không cầm.
– Toàn thân: Điên cuồng, mất tiếng đột ngột, câm , cứng lưỡi nói không rõ tiếng, lưỡi rụt, lưỡi teo.
– Trị câm:
Trong chứng câm dùng Á môn chữa lưỡi mềm, teo, nhẽo không nói được, Liêm tuyền chữa lưỡi to, cứng không nói được. Thiên đột thông thanh quản để dễ phát thanh. Hợp cốc hạ nhiệt khai khiếu, Đản trung để bổ khí đồng thời cường tráng cơ năng của tâm phế để xuất thanh, Thông lý là Lạc huyệt của Tâm dùng để khai tâm khiếu ra lưỡi cho dễ nói ra tiếng: Bách hội thông tâm não.
Châm cứu
Với người lớn mà gầy châm sâu chừng 1 thốn, người béo châm sâu gần 2 thốn, kim chếch xuống, hướng vào yết hầu người bệnh. Cầm chếch mũi kim lên. Khi châm tiến kim từ từ, không vê ngoáy. Khi người bệnh có cảm giác tê như điện thì phải rút kim ngay. Khi sâu tới mức đã quy định mà vẫn chưa có cảm giác cũng không được châm sâu
hơn, tránh gây ra tai biến. (xuất huyết não). Cấm cứu.