Tên Huyệt:
Huyệt ở vị trí có hình dạng giống như lạch nước (câu) tách ra (chi), vì vậy gọi là Chi Câu.
Tên Khác:
Phi Hổ.
Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Ho?a.
Vị Trí:
Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại Quan 1 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác Dụng:
Thanh Tâm hoả, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết.
Chủ Trị:
Trị chi trên liệt, vai lưng đau, thần kinh gian sườn đau, họng đau, sốt cao, táo bón.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 8 – 1, 2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo:
(“Huyệt Chi Câu có tác dụng tiết nhiệt ở Tam Tiêu cho nên dùng trị Tam Tiêu tướng hỏa qua thịnh gây ra táo bón. Thường dùng phối hợp với huyệt Chiếu Hải để tả hỏa, bổ hư, tăng dịch” ( Trung Y Cương Mục).
(“ Ngày xưa, đào đất gọi là cấu. Vì nhánh mạch của nó thẳng với huyệt Gian Sử (Tb.5) của kinh thủ Quyết Âm Tâm Bào, đường vận hành mạch khí của nó giống như nước rót vào trong rãnh (câu), vì vậy, gọi là Chi Cấu” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải).