Tên Huyệt:
· Người xưa cho rằng chư hầu là công tôn. Tỳ là nơi nối kết và phân chia các mạch, vì vậy gọi là Công Tôn (Trung Y Cương Mục).
· Tỳ ở trung ương, rót ra 4 bên. có vua ở trung ương, ban phát lệnh ra 4 phương cho quần thần (công tôn), vì vậy gọi là Công Tôn (Trung Y Tạp Chí số 11, 1962).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 4 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Lạc, huyệt giao hội của Mạch Xung (bát mạch giao hội)
+ Huyệt đặc biệt để chân trong những bệnh của Vị: nôn mửa liên tục và bụng đau.
Vị Trí:
Ở chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1. Trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân, ở bờ trong bàn chân. Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ dạng ngón chân cái, cơ gấp ngắn ngón chân cái, gân cơ gấp dài ngón chân cái, mặt dưới đầu xương bàn chân 1.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng:
Ích Tỳ Vị, lý khí cơ, hòa Mạch Xung, điều huyết hải .
Chủ Trị:
Trị gan bàn chân nóng hoặc đau, dạ dày đau do rối loạn thần kinh, ruột viêm.
Châm Cứu:
Châm thẳng, hướng tới huyệt Dũng Tuyền, sâu 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu – 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Ngất xỉu: dùng ngón tay cái đấm mạnh vào huyệt Công Tôn [Ty.4] (Bí Thuật Hồi Sinh của Nhật).
Tham Khảo:
( “Biệt của túc Thái Âm là Công Tôn… bệnh thực thì trong ruột bị đau nhức” (LKhu.10, 169).
( “Công Tôn trị bụng trướng, Tâm thống “ (Thần Nông Kinh).
( “Hoắc loạn: Công Tôn chủ trị” (Giáp Ất Kinh).
( “Bụng đau trị bằng huyệt Công Tôn là tuyệt diệu” (Tịch Hoằng Phú).
(“Bụng đầy, Tâm phiền muộn, ý không vui, sợ người, sợ lửa, sợ ánh sáng, tai nghe có tiếng động ở chỗ khác là trong lòng sợ sệt, chảy máu mũi, môi lệch, giống như bị sốt rét, như muốn bỏ quần áo chạy rông vì trong người nóng, đờm nhiều, khí làm cho ngực và chân đau nhức liên tục: châm huyệt Xung Dương và Công Tôn thì khỏi ngay” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).