Tên Huyệt:
Đại = lớn; Đô = nơi đông đúc, phong phú, ý chỉ cái ao.
Huyệt ở cuối ngón chân cái (ngón chân to nhất (đại) trong các ngón chân), nơi cơ và xương dày, tạo thành 1 chỗ lồi lên, có ý chỉ rằng huyệt là nơi Thổ khí phong phú như nước chảy vào ao, vì vậy gọi là Đại Đô (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 2 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả.
+ Huyệt Bổ của kinh Tỳ.
+ Là 1 trong nhóm huyệt trị cho ra mồ hôi khi sốt cao (thiên ‘Ngũ Tà’ – LKhu.20)
Vị Trí:
Ở chỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân cu?a bờ trong bàn chân.
Giải Phẫu:
Dưới da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân cái, bờ trong đầu sau đốt 1 ngón chân cái.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Chủ Trị:
Trị bàn chân sưng đau, bụng trướng, dạ dày đau, sốt cao.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút
Ghi Chú: Phụ nữ có thai không cứu (Loại Kinh Đồ Dực).
Tham Khảo:
. “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà lại mạch thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế, Thái Uyên, Đại Đô, Thái Bạch. Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra” (LKhu.23, 30).
. “ Chứng quyết tâm thống làm bụng trướng, ngực đầy, làm cho Tâm càng đau nhiều hơn, gọi là chứng ‘Vị Tâm Thống’, châm huyệt Đại Đô + Thái Bạch. (LKhu.24, 12).
. “ Tỳ hư: bổ huyệt Đại Đô” (Châm Cứu Đại Thành).