Tên Huyệt:
Giao = mối quan hệ với nhau. Tín = chắc chắn. Kinh nguyệt đến đúng kỳ gọi là tín. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng chu kỳ và làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, vì vậy, gọi là Giao Tín (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Nội Cân.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 8 của kinh Thận.
+ Khích huyệt của Âm Kiều Mạch.
Vị Trí:
Trên huyệt Thái Khê 2 thốn, trước huyệt Phục Lưu 0, 5 thốn, cạnh bờ sau trong xương chầy.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ gấp dài ngón chân cái và gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Chủ Trị:
Trị kinh nguyệt rối loạn, băng lậu, tiêu chảy, táo bón, cẳng chân sưng đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo:“Bệnh ở mạch Xương Dương gây đau thắt lưng lan đến cổ và ngực, nếu bệnh nặng kèm cảm giác xương sống như gãy, lưỡi cứng, nói khó, mắt mờ, phải châm huyệt Giao Tín và Nhiên Cốc (Thiên ‘Thích Yêu Thống – TVấn.41, 12).