Tên Huyệt:
Khi gập chân (khiêu) vòng ngược lại (hoàn) chạm gót chân vào mông là huyệt, vì vậy gọi đó là Hoàn Khiêu.
Tên Khác:
Bận Cốt, Bể Xu, Bể Yến, Hoàn Cốc, Khu Trung, Phân Trung, Tẩn Cốt.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 30 của kinh Đởm.
+ Một trong nhóm Hồi Dương Cư?u Châm, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.
+ Huyệt Hội của kinh túc Thiếu Dương và túc Thái Dương.
+ Nhận được một mạch phụ của kinh Túc Thái Dương, huyệt xuất phát kinh Biệt Túc Thiếu Dương, nơi tách ra một mạch phụ đến vùng sinh thực khí ở xương mu để liên lạc với kinh Túc Quyết Âm tại huyệt Khúc Cốt (Nh.2).
Vị Trí:
Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp, bờ trên cơ sinh đôi trên.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, dây thần kinh mông dưới và các nhánh của đám rối thần kinh cùng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Tác Dụng:
Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.
Chủ Trị:
Trị chi dưới liệt, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cước khí.
Châm Cứu:
Châm thẳng 2-3 thốn hoặc hướng mũi kim qua 2 bên. Cứu 5 – 10 tráng – Ôn cứu 10 – 15 phút.
Tham Khảo:
(“Xương đùi không đưa lên được, nên nằm nghiêng 1 bên để thủ huyệt, huyệt nằm ở chỗ mấu chuyển (Hoàn Khiêu ), châm sâu bằng kim Viên lợi châm, không nên dùng kim Đại châm”(LKhu.24, 29).
(“ Nếu tà khách ở Lạc của kinh túc Thiếu Dương Đởm, gây đau nhức ở khớp háng, không thể cất đùi lên được, châm Hoàn Khiêu với kim dài. Nếu là hàn tà pHải lưu kim lâu, châm theo tuần trăng”(TVấn.63, 39).
(“Vùng thắt lưng đau nhức lan xuống bụng dưới, không thể ngửa người lên được, pHải châm Hoàn Khiêu và dựa vào sự xuất hiện và biến mất của mặt trăng (Nguyệt sinh, Nguyệt tư?) để tính số lần châm, bệnh ở bên pHải, châm bên trái, và ngược lại. Thiên ‘Thích Yêu Thống’ (TVấn.41, 22).