HUYỆT NGOẠI QUAN

Huyệt ngoại quan

Tên Huyệt:

Huyệt ở phía ngoài so với huyệt Nội Quan, vì vậy gọi là Ngoại Quan (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 5 của kinh Tam Tiêu.

+ Huyệt Lạc.

+ 1 trong Bát Hội Huyệt (huyệt giao hội với Dương Duy Mạch),

+ Biệt Tẩu của kinh Quyết Âm.

Vị Trí:

Huyệt ngoại quan
Huyệt ngoại quan

Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài, với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

Tác Dụng:

Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.

Chủ Trị:

Trị chi trên liệt, thần kinh gian sườn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

(”Biệt của thủ Thiếu dương gọi là Ngoại Quan… Bệnh thực thì quyết, hư thì liệt, què, ngồi xuống không đứng lên được. Nên thủ huyệt lấc để châm” (LKhu 10, 158).

(“Khớp tay chân sưng đau, gối lạnh, tay chân tê, đầu đau do phong, lưng đau, gân xương trong và ngoài đùi đau, đỉnh đầu đau, xương chân mày đau, tay chân nóng, tay chân tê, mồ hôi trộn, mắt sưng, mắt lở loét, thương hàn mà biểu nóng, ra mồ hôi, duy chỉ có huyệt Ngoại Quan là cần thiết” (Bát Mạch Bát Huyệt Trị Chứng Ca).

Xem thêm
error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook