HUYỆT NHÂN TRUNG

Huyệt nhân trung

Tên huyệt

Theo các sách xưa, môi trên được gọi là Nhân trung (Giáp Ất Kinh), Huyệt nằm ở vùng rãnh mũi – môi nên gọi là Nhân Trung hoặc Thuỷ Câu.

Tên Khác:

Qủy Cung, Qủy Khách Sảnh, Qủy Thị, Thủy Câu.

Xuất Xứ

Tư Sinh Kinh.

Đặc Tính

+ Huyệt thứ 26 của mạch Đốc.

+ Hội của mạch Đốc với các kinh Dương Minh (Vị và Đại trường)

+ Nơi nhận khí của kinh Đại Trường và Vị.

+ Nơi giao chéo của 2 đường kinh Đại Trường.

+ 1 trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ với tên gọi là quỷ Cung.

Vị Trí:

Huyệt nhân trung
Huyệt nhân trung

Giữa rãnh nước dưới mũi, cách 1/3 phía trên rãnh Nhân trung

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ vòng môi trên.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng

Khai khiếu, thanh nhiệt, thanh định thần chí, khu phong tà, tiêu nội nhiệt, lợi vùng lưng và cột sống, điều hòa nghịch khí của Âm Dương.

Chủ Trị

Trị miệng méo, môi trên co giật, cảm giác như kiến bò ở môi trên, lưng và thắt lưng đau cứng, Cấp cứu ngất, hôn mê, động kinh, điên cuồng, trụy tim mạch.

Phối Huyệt:

1. Phối Ngân Giao (Đốc.28) trị điên (Giáp Ất Kinh).

2. Cứu Âm Giao (Nh.7) + Nhân Trung (Đốc.26) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị mũi chảy máu (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Tiền Đỉnh (Đốc.21) trị mặt sưng phù (Châm Cứu Tụ Anh).

4. Phối Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị ngang lưng đau như gẫy, thần kinh tọa đau (Ngọc Long Ca).

5. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị bất tỉnh nhân sự (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) trị trúng phong cấm khẩu, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Ủy Trung (Bàng quang.40) + Xích Trạch (P.5) trị té ngã bị tổn thương, lưng và sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thúc Cốt (Bàng quang.64) + Ủy Trung (Bàng quang.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).

9. Phối Phong Phủ (Đốc.16) + Thượng Tinh (Đốc.23) trị mũi chảy nước (Châm Cứu Đại Thành).

10. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Trung Xung (Tâm bào.9) trị trúng phong bất tỉnh ((Châm Cứu Đại Thành).

11. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn sinh ra chứng co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).

12. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Lâm Khấp (Đ.15) + Tam Âm Giao (Vi.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân, mặt và mắt sưng phù, sốt cao không hạ (Châm Cứu Đại Toàn).

13. Phối châm xuất huyết 12 Tỉnh Huyệt + châm Hợp Cốc (Đại trường.4) trị trúng phong, trúng ác khí bất tỉnh (Cổ Kim Y Giám).

14. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đốc.23) trị đầu mặt sưng phù do hư (Châm Cứu Toàn Thư).

15. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Xung (C.3) + Trung Xung (Tâm bào.9) trị chứng bạo quyết (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

16. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị sinh xong bị kích ngất (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Phi Dương (Bàng quang.58) + Trường Cường (Đốc.1) trị trực trường sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Phế Du (Bàng quang.13) + Phong Phủ (Đốc.16) trị vai thẳng cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hôn mê do trúng độc (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Hội Âm (Nh.1) + Trung Xung (Tâm bào.9) trị chết đuối (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) thấu Lao Cung (Tâm bào.8) trị Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).

22. Phối Thủ Tam Lý (Đại trường.11) thấu Ôn Lưu (Đại trường.7) + Tọa Cốt + Trường Cường (Đốc.1) trị khớp viêm do thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

23. Phối Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị chấn thương ở lưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

24. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Thập Tuyên + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị trúng nắng [thư?] (Châm Cứu Học Thượng Hải).

25. Phối Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị liệt mặt (Trung Hoa Châm Cứu Học).

26. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) trị sinh xong bỗng bất tỉnh (Tân Châm Cứu Học).

27. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đốc.14) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Xung (C.3) + Thập Tuyên trị kinh phong cấp (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Châm Cứu huyệt Nhân trung:
+ Châm thẳng 0, 2 – 0, 3 thốn hoặc châm xiên mũi kim hướng lên trên sâu 0, 5 – 1 thốn.

+ Khi điều trị chứng chảy nước miếng thì trước hết châm mũi kim hướng lên trên xong rút kim ra đến dưới da, rồi châm qua bên trái bên phải, gọi là ‘Tam Thấu Pháp’.

+ Cứu 5 – 10 phút nhưng cứu ít hiệu quả hơn châm.

Tham Khảo:

“Bệnh chứng của trúng phong không nhẹ, Trung Xung 2 huyệt có thể yên, trên bổ sau tả nếu không hết, lại châm Nhân Trung liền nhẹ ngay” (Ngọc Long Ca).

Xem thêm
error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook