Tên Huyệt:
Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào tạng Thận, vì vậy gọi là Thận Du.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 23 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Thiếu Âm Thận.
+ Thuộc nhóm huyệt để tán khí Dương của Ngũ Tạng (TVấn.32 và LKhu.51).
Vị Trí:
Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn (Đc.4).
Giải Phẫu:
Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái- chậu.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2.
Tác Dụng:
Ích thu?y, tráng hoả, điều Thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ.
Chủ Trị:
Trị Thận viêm, tiểu dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn, liệt dương, di mộng tinh.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn – Cứu 5-7 tráng – Ôn cứu 10 – 20 phút.
Tham Khảo:
(“Mộng tinh, tiểu đục, tiểu gắt: cứu Thận Du 100 tráng” (Tư Sinh Kinh).
(“Thận yếu lưng đau không chịu nổi, dùng làm giảm đau rất phi thường, nếu biết nơi Thận Du 2 huyệt, mồi ngải thêm dần cơ thể yên”(Ngọc Long Ca).
(“Toàn thân sưng phù do ăn vào không vận hóa được: cứu Thận Du 100 tráng” (Thần Cứu Kinh Luân).
(“Cứu Thận Du trị sắc mặt đen sạm, sợ sệt (Châm Cứu Chân Tủy).