Giới thiệu chung về bệnh
Thông thường chu kì kinh nguyệt của phụ nữ dao động trong khoảng 28-35 ngày. Nếu sau 35 ngày mà kinh nguyệt của bạn chưa tới thì rất có thể bạn đã bị chậm kinh. Chậm kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên có thể là do bệnh lý cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Chậm kinh ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ, đến công việc hằng ngày không chủ động được .Điều trị chậm kinh thường kết hợp cả đông y và tây y , thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí, vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục để hạn chế các bệnh phụ khoa ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản.
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh là kinh nguyệt đến chậm sau 7 ngày so với chú kỳ bình thường ,thậm chí3-5 tháng mới hành kinh 1 lần ,và diễn ra liên tục trên hai chu kỳ .
Nguyên nhân gây chậm kinh
Dưới đây là một số nguyên nhân chậm kinh thường gặp, ảnh hưởng lớn đến chu kì kinh nguyệt:
Nguyên nhân chậm kinh do tác động bên ngoài
+ Stress. Áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống, yếu tố tâm lý, thay đổi môi trường… làm giảm hàm lượng hoóc-môn GnRH, giảm khả năng rụng trứng, phóng noãn, là nguyên nhân chậm kinh, mất kinh ở chị em.
+ Tác dụng phụ của thuốc. Thuốc tránh thai hàng ngày chứa estrogen và progesteron có tác dụng ngăn ngừa rụng trứng. Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày chính là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh, mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Bạn có thể áp dụng các phương pháp tránh thai khác như đặt vòng, bao cao su, thanh cấy dưới da, thuốc tiêm…Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen, thuốc hóa trị… cũng là tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
+ Vận động quá sức. Phụ nữ tập luyện thể thao quá sức thường bị rối loạn kinh nguyệt do mất quá nhiều năng lượng. Hoóc-môn leptin sẽ thông báo tỉ lệ mỡ của cơ thể đến não bộ và tỉ lệ này ảnh hưởng rất lớn đến chu kì kinh nguyệt.
+ Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể gây dính cổ tử cung, ứ huyết bên trong, là nguyên nhân chậm kinh. Nếu bệnh mạn tính không được điều trị kịp thời cũng tiềm ẩn nguy cơ làm ‘biến mất’ chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là bệnh đường ruột.
Nguyên nhân chậm kinh từ bên trong cơ thể
+ Mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân chậm kinh thường gặp nhất. Nếu chậm kinh tới 7 ngày hoặc hơn thì việc đầu tiên nên làm là thử nước tiểu. Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn… thì khả năng mang thai càng cao.
+ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS là sự mất cân bằng nội tiết tố, thường đi kèm với mất kinh, béo phì hoặc chảy máu tử cung. Việc thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron, testosteron gây hạn chế rụng trứng, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Các triệu chứng khác của PCOS có thể là vô sinh, khó giảm cân, rậm lông ở mặt và ngực…
+ Thay đổi chu kì kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt không phải khi nào cũng 28 ngày. Để xác định chính xác chu kỳ, bạn nên dựa vào ngày rụng trứng, không nên tính theo ngày đầu hay cuối của kỳ kinh. Chu kỳ kinh nguyệt không phải khi nào cũng 28 ngày. Phụ nữ dưới 40 tuổi do thiếu hụt hoóc-môn có thể bị suy buồng trứng sớm, ‘vùng kín’ khô hạn, kinh nguyệt thất thường, thậm chí tắt kinh. Hiện tượng mãn kinh sớm có thể là tự nhiên hoặc do phẫu thuật, dùng hóa chất xạ trị
+ Tuyến giáp hoạt động bất thường. Việc mất cân bằng hoóc-môn tuyến giáp là nguyên nhân gây chậm kinh, mất kinh hoặc lượng máu kinh không đều. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ vấn đề nằm ở tuyến giáp. Khi thấy các biểu hiện của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
+ Thừa cân hoặc thiếu cân. Người quá gầy thường dễ ngưng sản xuất nội tiết tố estrogen và phóng noãn. Nếu cơ thể không đủ chất béo có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lí là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa biến chứng do rối loạn kinh nguyệt gây ra.
Chẩn đoán chậm kinh
Chẩn đoán chung
Hỏi bệnh sử và khám thực thể
Biểu hiện lâm sàng , kinh nguyện chậm trên 5 ngày thậm chí đến 3-5 tháng mới có 1 lần ,có thể kèm theo lượng kinh hoặc thời gian hành kinh dị thường ,và thường phải xảy ra trên hai chu kỳ kinh trở lên
Cận lâm sàng: Xét nghiệm thử thai BHCG, siêu âm vùng chậu, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.
Triệu chứng lâm sàng
Chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày.
Tình trạng khi đến chu kì kinh nguyệt đến ngày hành kinh mà vẫn không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Chậm kinh được xác định khi qua chu kì kinh nguyệt 5 ngày mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện.
Đau bụng dưới
Chướng bụng đau hai bên hông
Căng ngực thân nhiệt biến đổi không ổn định
Đối với những nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều thì việc xác định chậm kinh không khó. Tuy nhiên nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn thì việc xác định ngày kinh nguyệt rất khó từ đó việc xác định bạn có bị chậm kinh hay không sẽ gặp khó khăn.
Xét nghiệm lâm sàng
Xét nghiệm thử thai BHCG
Siêu âm vùng chậu, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.
Phụ khoa kiểm tra ,kiểm tra độ lớn nhỏ của tử cung
Thông qua BBT kiểm tra ,làm tế bào học tử cung ,kiểm tra niêm mạc cổ tử cung ,kiểm tra các nội tiết tố để hiểu rõ được chức năng nội tiết của buồng trứng
Siêu âm tử cung và buồng trứng
Biến chứng:
Dù là do nguyên nhân nào thì tình trạng trễ kinh là vấn đề không nên xem thường bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Nếu trễ kinh là dấu hiệu bệnh lí phụ khoa nguy hiểm thì hậu quả phụ nữ có thể phải đối mặt đó là:
Tình trạng sinh non, sẩy thai, mang thai ngoài tử cung, khó thụ thai…
Biến chứng ung thư tử cung khi các viêm nhiễm phụ khoa trở nặng.
Gây viêm nhiễm lây lan sang các vùng lân cận, khiến liệu trình hỗ trợ điều trị trở nên khó khăn.
Giảm ham muốn tình dục, đây là nguyên nhân gián tiếp gây li hôn ở các cặp đôi.
Chậm kinh, ra máu kéo dài hoặc chảy máu giữa chu kỳ thường dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, loạn nhịp tim do thiếu máu.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều do mắc bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh ác tính khác, thậm chí vô sinh. Trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Dự phòng
Phòng ngừa chậm kinh bằng thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể, uống đủ nước (tối thiểu 2 lít) mỗi ngày.
– Stress, căng thẳng quá mức trong công việc, cuộc sống là nguyên nhân chính gây chậm kinh. Vì vậy, chị em phụ nữ cần có thái độ sống tích cực, lạc quan, thoải mái.
– Lên lịch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Không thức quá khuya, nên ngủ trước 11 giờ, thức dậy lúc 7 giờ sáng. Uống 1 cốc sữa nóng trước khi ngủ giúp dễ ngủ, ngủ ngon và cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
– Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều hoa quả tươi, vitamin A, B, E và thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố. Hạn chế dùng trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Trong những ngày ‘đèn đỏ’, chị em không nên ăn quá nhiều bột trắng, đồ ngọt, đồ quá lạnh hoặc quá cay.
– Dành 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục thể thao. Việc luyện tập điều độ các môn thể thao vừa sức giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi chứng đau bụng kinh, phòng ngừa chậm kinh và nhiều căn bệnh nguy hại do rối loạn kinh nguyệt gây ra.
– Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Để tránh ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt, có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su hoặc đặt vòng, tuyệt đối không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Nếu chậm kinh do vấn đề tâm lý thì bác sĩ sẽ tư vấn để bạn sớm ổn định tâm lý, giải tỏa căng thẳng. Khi chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì hiện tượng chậm kinh cũng sớm được khắc phục.
– Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa và thông báo cho bác sĩ những thay đổi trong cơ thể để sớm tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lí kịp thời.
– Khi có biểu hiện chậm kinh (10 ngày, 15 ngày, 1 tháng) thì cần đến các phòng khám chuyên khoa để có hướng điều trị an toàn.
Phòng ngừa chậm kinh, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, không tự ý thụt rửa âm đạo… để hạn chế mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.
Đông Y Chữa Chậm Kinh
(月经后期)
Chậm kinh là chỉ kinh nguyệt kéo dài trên 5 ngày thậm chí có bệnh nhân kéo dài 3-5 tháng gọi là “kinh nguyệt hậu kỳ” ,” trễ kinh”.
Bản bệnh được nói đến đầu tiên ở thời Đại Hán (Kim quỹ yếu lược: Phụ nhân tạp bệnh mạch chứng đồng trị) có ghi chép ” đến kì mà ko đến”. Thời Đường có nói đến (Bối cấp thiên kiêm yếu phương. Phụ nhân phương hạ) có ghi chép” cách tháng mà kinh nguyệt không đến” , “hai tháng ba tháng đến một lần”. Các nhà y gia y học cổ truyền trong thời đại trước cho rằng bệnh nguyên và bệnh cơ gây ra bệnh chậm kinh tương đối phức tạp. Trong < đan khê tâm pháp .phụ nhân > có ghi chép “huyết hư” huyết nhiệt” đờm nhiều” là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Trong <thượng tế tổng lục .phụ nhân huyết khí môn> có nhắc đến ” phàm kinh nguyệt bất lợi do phong hàn xâm nhập vào kinh lạc, huyết khí đắc lạnh dẫn đến sáp bất lợi, còn có nguyên nhân do tâm khí ứ trở làm cho huyết khí uất kết không thể tuyên lưu”. Thời nhà tống < phụ nhân đại toàn lương phương. Điều kinh phương> có trích dẫn lời của vương tử hưởng chậm kinh là do âm thịnh huyết hàn mà dẫn tới. Trong <phổ tế bản sự phương. Phụ nhân tập bệnh> ngoại hàn thương dương làm tổn thương bào cung ở bào cung hàn khí lạnh huyết không vận hành mà dẫn đến chậm kinh. Hàn tà và huyết dịch có mối quan hệ hổ kết với nhau , huyết bị hàn ngưng lưu hành không thông sướng xung nhâm sáp trệ huyết hải không được nạp đầy bào cung không thể vận hành kịp thời để tiếp tế mà dẫn đến trễ kinh.
Bệnh nguyên bệnh cơ trên lâm sàng chủ yếu là do tinh huyết bất túc , tà khí trở trệ huyết hải không thể cấp thời được nạp đầy dẫn đến chậm kinh . Biện chứng phân thể thường gặp là thận hư huyết hư huyết hàn khí trệ và đàm thấp.
+ Thận hư do tiên thiên thận khí bất túc hoặc phòng sự bất túc phòng lao sinh sản nhiều tổn thương thận khí thận hư xung nhâm bất túc huyết hải không thể cấp thời xung mãn dẫn đến trễ kinh.
+ Huyết hư sau khi bệnh cơ thể bị hư nhược ăn uống giảm hoá nguyên bất túc dinh huyết suy kiệt xung nhâm bất túc huyết hải không thể cấp thời xung mãn dẫn đến trễ kinh.
+ Huyết hàn
a. Hư hàn cơ thể bẩm tố dương hư hoặc bệnh lâu ngày thương dương , dương hư nội hàn làm cho tạng phụ mất ôn dưỡng, sinh hoá bị rối loạn khí hư huyết thiếu, xung nhâm bất túc huyết hải không thể cấp thời xung mãn dẫn đến trễ kinh
b. Thực hàn trong thời kì kinh nguyệt cảm thụ hàn tà , hàn tà phục vào xung nhâm huyết trệ hàn ngưng bào mạch không thông sướng huyết hành trở trệ huyết hải không thể cấp thời xung mãn dẫn đến trễ kinh.
+ Khí trệ do tình chí uất ức, khí không thông đạt huyết vì khí trệ xung nhâm không thông sướng khí huyết vận hành trở trệ huyết hải không thể cấp thời xung mãn dẫn đến trễ kinh.
+ Đàm thấp bẩm tố cơ thể béo phì đàm thấp nội thịnh ẩm thực bất tiết tổn thương tỳ khí tỳ mất kiện vận , đàm thấp nội sinh đàm thấp hạ chú xung nhâm uẩn trệ ở bào mạch , khí huyết vận hành chậm chạp huyết hải không được cấp thời xung mãn dẫn đến trễ kinh.
Biện chứng phân thể trị liệu:
Thể thận hư
Triệu chứng: bệnh nhân bị trễ kinh lượng kinh ra ít màu tối chất kinh dính nhớt lưng gối đau mỏi đau đầu ù tai khí hư ra thưa thớt dính màu tối, sắc mặt ảm đạm lưỡi tối rêu lưỡi mỏng trắng mạch trầm tế.
Pháp trị : bổ thận ích khí dưỡng huyết điều kinh.
Dùng bài Đại bổ nguyên tiễn
Nhân sâm 15g sơn dược 15g thục địa 15g đỗ trọng 15g đương quy 20g sơn thù du 15g câu kỳ tử 12g chích cam thảo 10g.
Thể huyết hư
Triệu chứng bệnh nhân bị trể kinh lượng ít sắc nhạt chất dính bụng dưới hay đau, đau đầu hoa mắt chóng mặt tim đập nhanh mất ngủ bì phu không nhuận , sắc mặt trắng hoặc vàng uỷ mị lưỡi đạm rêu lưỡi mỏng mạch tế vô lực.
Pháp trị: bổ huyết dưỡng dinh vệ ích khí điều kinh.
Dùng bài nhân sâm dưỡng vinh thang
Nhân sâm 20g bạch truật 15g phục linh 15g chích cam thảo 6g đương quy 15g bạch thược 15g thục địa 15g nhục quế 10g hoàng kỳ 20g ngũ vị tử 12g viễn trí 15g trần bì 12g sinh khương 12g đại táo 3 quả.
Thể huyết hàn
Chứng hư hàn
Triệu chứng bệnh nhân bị trễ kinh lượng ít sắc nhạt chất dính bụng dưới đau âm ỉ thích nóng thích xoa , lưng đau mỏi tiểu tiện dài trong sắc mặt trắng lưỡi đạm rêu lưỡi trắng mạch trầm trì vô lực.
Pháp trị : ôn kinh trợ dương dưỡng huyết điều kinh
Dùng bài Đại dinh tiễn
Đương quy 15g thục địa 15g câu kỳ tử 12g chích cam thảo 6g đổ trọng 15g ngưu tất 15g ngưu tất 15g nhục quế 12g
Chứng thực hàn
Triệu chứng bệnh nhân bị trễ kinh lượng ít kinh sắc màu tím tối có máu cục , bụng dưới lạnh đau cự án chườm nóng giảm đau sợ lạnh tay chân lạnh lưỡi tối rêu lưỡi trắng mạch trầm trì.
Pháp trị : ôn kinh tán hàn hoạt huyết điều kinh
Dùng bài ôn kinh thang
Nhân sâm 15g đương quy 15g xuyên khung 15g bạch thược 15g nhục quế 12g nga truật 15g đan bì 15g cam thảo 6g ngưu tất 15g
Nếu bệnh nhân hành kinh mà đau bụng gia tiểu hồi hương, hương phụ , diên hồ sách để tán hàn trệ chỉ đau.
Nếu bệnh nhân kinh nguyệt quá ít gia đan sâm , ích mẫu thảo ,kê huyết đằng để dưỡng huyết hoạt huyết điều kinh.
Thể khí trệ
Triệu chứng: bệnh nhân bị trễ kinh lượng ít sắc kinh màu đỏ tối có huyết cục bụng dưới chướng đau tinh thần uất ức ngực sườn đầy tức lưỡi bình thường mạch huyền.
Pháp trị: lý khí hành trệ hoạt huyết điều kinh.
Dùng bài mã dược thang
Mã dược 15g hương phụ 15g mộc hương 15g đương quy 15g cam thảo 10g.
Nếu bệnh nhân bụng dưới chướng đau gia nga truật , diên hồ sách
Nếu bệnh nhân vú chướng đau gia sài hồ , vương bất lưu hành
Thể đàm thấp
Triệu chứng: bệnh nhân bị trễ kinh, lượng ít sắc nhạt chất dính đau đầu hoa mắt thể trạng béo phì tim đập nhanh đoản khí bụng chướng mãn cảm giác buồn nôn khí hư ra lượng nhiều lưỡi to đạm chất lưỡi trắng dính mạch hoạt.
Pháp trị : táo thấp hoá đờm hoạt huyết điều kinh.
Dùng bài khung quy nhị trần thang
Trần bì 15g bán hạ 15g phục linh 15g cam thảo 10g sinh khương 10g xuyên khung 15g đương quy 15g
Nếu bệnh nhân tỳ hư ăn ít thần mệt mỏi vô lực gia nhân sâm , bạch truật
Nếu bệnh nhân bụng chướng đau cảm giác buồn nôn gia sa nhân chỉ hạch
Nếu bệnh nhân lượng nhiều đới hạ gia thương truật , xa tiền tử.
Nghiên cứu lâm sàng
Giáo sư Dương gia lâm (杨家林)cho rằng pháp điều kinh bổ thận trợ tỳ sơ can vận dụng bài bổ kinh hợp tể : câu kỷ tử 12g thỏ ty tử 12g phúc bồn tử 12g đẳng sâm 15g hoàng kỳ 20g đương quy 15g thục địa 15g bạch thược 15g xuyên khung 15g tử hà xa 12g điều trị trên 103 bệnh nhân số bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh chiếm tỉ lệ 72,82%.
Mạnh an ngọc (孟安琪)tự nghĩ bổ thận dưỡng huyết điều kinh thang gia giảm để điều trị chậm kinh đảng sâm 20g bạch truật 15g phục linh 15g thục địa 15g đương quy 15g bạch thược 15g thỏ ti tử 15g dâm dương hoắc 15g câu kỳ tử 15g sơn thù du 15g giác bản 10g cam thảo 10g trên lâm sàng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tân kinh(新京)tự nghĩ bài tư thận ích xung thang( đương quy 15g bạch thược 15g sơn dược 15g xuyên khung 15g sinh địa hoàng 15g) điều trị trên 32 bệnh nhân có kinh nguyệt ra lượng ít bị chậm kinh thuộc thể thận âm hư . Kết quả 11 bệnh nhân khỏi hoàn toàn có chuyển biến rõ rệt 14 bệnh nhân , có kết quả tốt 6 bệnh nhân không có kết quả 1 bệnh nhân.
Đoạn vi vi (段微微) dùng bài tiêu dao tán để điều trị bệnh chậm kinh thể khí trệ tỉ lệ bệnh nhân điều trị khỏi chiếm tỉ lệ 82.33% tổng tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm 97,22%.
Trần hương mai( 陈香梅)vận dụng bài đương quy thược dược tán gia vị để điều trị bệnh nhân chậm kinh ở thể can khí uất kết mang lại kết quả điều trị tốt.
Lý kinh quế(李京桂) vận dụng mộc hương điều kinh giao nang để nghiên cứu điều trị trên 60 bệnh nhân bị chậm kinh tổ điều trị chiếm tỉ lệ 80%.
Bài thuốc dân gian chữa chậm kinh ở mức nhẹ
+Mỗi ngày uống 150ml nước củ cải chia 2 lần hoặc uống 75ml nước ép mùi tây. Hãm nước gừng tươi uống 3 lần/ngày giúp giảm đáng kể các hiện tượng do rối loạn kinh nguyệt gây ra, đặc biệt là hiện tượng chậm kinh.
+Uống hỗn chén nước lọc pha với nửa thìa cafe đường, nửa thìa cafe mật ong cùng 2 viên aspirin trong 5-7 ngày giúp kinh nguyệt đều đặn.
+Cách chữa chậm kinh bằng tăng cường rau xanh, ăn nhiều trái cây màu đỏ đậm, giàu ka-li, bổ sung protein trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt.
+Giã nhỏ rau diếp cá tươi cùng lá ngải cứu, lọc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị các bệnh ở phụ nữ nói chung và điều hòa kinh nguyệt nói riêng.
+Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ chín có thể giúp khắc phục tình trạng chậm kinh
+Lấy vỏ cây dâm bụt, lá huyết dụ sắc nước uống 2-3 lần mỗi ngày có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là chu kì tới sớm hoặc ra máu nhiều.
+Ngải cứu rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ sắc lấy nước hoặc pha uống hàng ngày. Một vài món ăn chế biến từ ngải cứu rất hữu hiệu để chữa chậm kinh, tăng tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt như trứng gà ngải cứu, gà tần ngải cứu…
+Dùng một lượng ích mẫu nấu thành cao. Lấy 2/3 lượng cao này trộn đường đỏ sử dụng hàng ngày. Uống 1 chén nhỏ vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất trong chữa chậm kinh, giảm đau bụng kinh hoặc phục hồi tử cung sau phẫu thuật.
+Cánh hoa hồng phơi khô, sắc nước uống 2 lần trong ngày. Hoặc ngâm mình trong nước hoa hồng khoảng 30 phút có tác dụng giảm đau bụng kinh, chu kì kinh nguyệt ổn định, máu kinh không bị vón cục.
Điều Trị Chậm Kinh Theo Tây Y
Điều trị nội khoa.
Tình trạng trễ kinh thường liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ. Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị chậm kinh bằng phương pháp nội khoa.
Điều trị chậm kinh bằng thuốc
Thuốc điều trị chậm kinh thường được sử dụng dưới dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc thuốc nước.
Thuốc có tác dụng điều kinh, dưỡng huyết bổ thận, cân bằng nội tiết tố, khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, giúp ổn định kỳ kinh.
Tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị chậm kinh với từng loại thuốc, thời gian uống, liều lượng và chế độ kiêng cữ khác nhau.
Điều trị chậm kinh bằng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu sẽ nhanh chóng loại bỏ chất tích tụ trong cơ thể, cân bằng khí huyết, nội tiết tố theo trạng thái sinh lý, giúp điều hòa kinh nguyệt, chu kì ổn định.
Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị chậm kinh bằng phương pháp nội khoa.
3. Điều trị chậm kinh bằng kỹ thuật, thủ thuật
Tùy theo nguyên nhân gây chậm kinh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp thông qua trị liệu cá nhân hóa và kỹ thuật xâm lấn tối thiểu hiện đại hóa.
4. Điều trị chậm kinh bằng điều chỉnh chu kỳ
Do sinh lý của mỗi người khác nhau nên có thể điều chỉnh chu kì bằng từ trường, chế độ dinh dưỡng, massage… nhằm thúc đẩy sự rụng trứng, phát triển ổn định của nội mạc tử cung và buồng trứng.