Viêm dạ dày mạn
Biện chứng đông y:
Tì vị hư hàn.
1. Tỳ vị hư hàn
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
Ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống.
Bài thuốc:
Ôn vị chỉ thống thang.
quế chi | 5 | Bạch thược | 9 | Ngô thù | 6 | ||
đinh hương | 3 | vân linh | 9 | sa nhân | 5 | bào khương | 5 |
Qui đầu | 9 | nguyên hồ | 9 | Bạch truật | 12 | hồng táo | 3quả |
Hiệu quả điều trị :
Viêm dạ dày mạn là tên bệnh do y học hiện đại gọi, nó thuộc phạm trù “vị thống” của đông y. Theo biện chứng đông y, vị thống có thể chia làm thể ti vị hư hàn, thể can khí uất kết, thể khí trệ huyết ứ, thể thực trệ… “Ôn vị chỉ thống thang” chủ trị thể tì vị hư hàn, tì vị hư hàn tức là trung dương không chuyển vận cảm thụ hàn tà, hàn ngưng khí trệ mà thành đau. Do đó dùng “Ôn vị chỉ thống thang” để ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, thì cái khí dương sẽ được khôi phục, các chứng tự trừ tiết vậy.
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng 96
Biện chứng đông y:
Cam khí phạm vị.
2. can khí phạm vị
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
Sơ can lý khí, hòa vị tiêu thực.
Bài thuốc:
Gia vị tam hương thang. (Thiên gia diệu phương)
hương phụ | 25 | Mộc hương | 5 | Hoắc hương | 15 | ||
Trần Bì | 15 | phật thủ | 15 | tam tiên | 45 | lai phục tử | 40-50 |
Binh lang | 10 | Cam thảo | 10 |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Với người tì hư thấp vượng, thêm Bạch truật, Phục linh;
Tì khí hư, thêm Đảng sâm;
Trung tiêu hư hàn, thêm Sa nhân, Thảo đậu khấu;
huyết ứ ở vị, thêm Bồ hoàng, Linh chi;
lưỡi chua, thì thêm Ngoã lăng tử,
vị nhiệt, thêm Sinh thạch cao, Hoàng cầm; \
ăn uống vẫn bình thường, thì bỏ Tam tiên, Lai phục tử;
vô tâm hạ bĩ (tắc ở bụng trên) thì bỏ Binh lang phiến;
vị âm hư thì giảm các vị lý khí một cách thích đáng, thêm Thiên hoa phấn, Thốn đông.
Hiệu quả điều trị :
“Gia vị tam hương thang” đã được dùng nhiều năm trên lâm sàng, nếu kết hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm thích đáng, đều có thể thu được kết quả tốt, nói chung uống 1-2 thang đã thấy rõ hiệu quả, uống tiếp vài thang nữa là có thể khỏi hẳn.
Bàn luận:
“Gia vị tam hương thang” là bài thuốc chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể hoạt huyết, hoạt huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy có vị lý khí với liều lượng lớn, nhưng thực tiễn lâm sàng đã chứng minh thuốc không dẫn tới hao khí, nói chung sử dụng không có hại gì. Nguyên nhân gây bụng chướng đau phần lớn là do khí trệ. Hơn nữa trong bài thuốc, các vị lý khí phần nhiều là các vị bình hoà, không gây ra thương tổn lớn đối với chính khí. Đương nhiên, bài này không phải là bài thuốc bổ ích, cho nên đúng bệnh rồi thì ngừng dùng, không được dùng lâu dài.
4. can vị uất nhiệt
Biện chứng đông y:
Can vị uất nhiệt.
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
Tả nhiệt hòa vị.
Bài thuốc:
Gia vị Cam thảo thược dược thang.
Bạch thược | 30 | Cam thảo | 15 | địa du | 30 | ||
Hoàng liên | 6 |
Sắc uống (không sắc lâu), mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận:
Trong quá trình ứng dụng lâm sàng, chúng tôi thấy dùng “Gia vị Cam thảo thược dược thang”, nếu căn cứ vào biện chứng mà gia giảm thích đáng, thì cũng có kết quả khá tốt trong điều trị viêm dạ dày mạn tính.
Loét hành tá tràng
Biện chứng đông y:
Tì dương suy tổn, vệ khí không vững.
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
Phù tì ích khí, hòa dinh cố vệ.
Bài thuốc:
Hộ vệ ích khí thang.
sinh Hoàng kỳ | 12 | tây Đẳng sâm | 10 | Bạch truật | 9 | ||
Qui đầu | 9 | Bạch thược | 9 | quế chi | 9 | Trần Bì | 5 |
chích Cam thảo | 5 | Sinh khương | 3lát | đị táo | 3quả |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận:
“Hộ vệ ích khí thang” là Bổ trung ích khí thang bỏ bớt Thăng ma, Sài hồ, thêm quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo. Đây cũng là bài thuốc xây dựng từ sự kết hợp quế chi thang và Bổ trung ích khí thang mà thành.
Loét dạ dày và hành tá tràng
Biện chứng đông y:
Khí trệ huyết ứ.
6. khí trệ huyết ứ
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
Hoạt huyết ứ, chế toan chỉ thống.
Bài thuốc:
Hội thương tán.
ô tặc cốt | 60 | Bối mẫu | 30 | Bạch cập | 60 | ||
sinh Cam thảo | 30 | nguyên hồ | 30 | đản hoàng phấn | 100 |
Các vị đều đem tán mịn, khi uống đem trộn với lượng tương đương đường trắng,
lúc đầu uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g; tùy theo triệu chứng bệnh giảm đi mà chuyển thành mỗi ngày 2 lần hoặc 1 lần, mỗi lần vẫn uống 3g; uống lúc đói, trước bữa ăn.
Nếu bệnh đã lâu, bị khoảng vài năm trở lên, có thể cho thêm Tử hà sa (bột) 30g; nếu đã vài lần ra máu hoặc gần đây có đi ngoài ra máu, thì có thể thêm Tam thất (bột) 30g; nếu dịch vị nhiều axit, cho thêm Hoàng liên 24g, Ngô thù du 15g hoặc hydroxit nhôm 60g.
Hiệu quả điều trị :
Đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, phần lớn những trường hợp uống 1 đợt có thể có tác dụng ổn định bệnh từ 3 đến 6 tháng, uống 2 đợt thì có tác dụng từ 8 tháng đến 1 năm, uống 3 đợt thì phần lớn khỏi hẳn.
Bàn luận:
“Hội thương tán” là bài thuốc phát triển từ nguyên phương Ô bôi tán, dựa trên cơ sở hơn 10 năm theo dõi trên lâm sàng thấy kết quả rất tốt, cũng đã trao đổi với khá nhiều thầy thuốc, đem dùng trên lâm sàng, được khá nhiều bệnh nhân hoan nghênh, tin dùng.
Loét dạ dày
Biện chứng đông y:
Hỏa kết khí uất, phủ khí không thông.
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
Thanh nhiệt tán uất.
Bài thuốc:
Sài hồ thang gia giảm phương.
Sài hồ | 12 | Hoàng cầm | 9 | Bán hạ | 9 | Đại hoàng | 6 |
Bạch thược | 9 | Chỉ thực | 6 | Sinh khương | 12 | táo | 4quả |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang
Loét bờ cong nhỏ dạ dày
Biện chứng đông y:
Khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, túc ứ trở lạc.
8.khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt
Triệu chứng:
đau âm ỉ vùng dạ dày, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn gốc dày sắc đen, chất lưỡi bệu xanh tím, mạch huyền tế.
Phương pháp điều trị
Tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống.
Bài thuốc:
Phức phương tả kim hoàn (thang).
xuyên liên | 3 | Ngô thù | 1.5 | Bán hạ | 10 | ||
xích thượng | 10 | Bạch thược | 10 | chế xuyên quân(Đại hoàng | 6 | Mộc hương | 10 |
đoạn ngoãn lăng | 30 | thất tiếu tán | 12 |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả điều trị :
Hoa XX, nam, 42 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 17-1201974. Đã hơn 10 năm nay bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng dạ dày, đã chụp barit dạ dày ở một bệnh viện, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ dạ dày. Đã 2 lần bị xuất huyết ồ ạt, 10 ngày trước đây lại nôn máu, sau khi điều trị, đã ngừng xuất huyết, nhưng vẫn đau âm ỉ vùng dạ dày, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn gốc dày sắc đen, chất lưỡi bệu xanh tím, mạch huyền tế. Chứng này là can vị đồng bệnh, thấp nhiệt hiệp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau, không những khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, mà còn có biểu hiện tức ứ trở lạc. Cần trị bằng phép tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống. Dùng “Phức phương tả kim hoàn (thang)”. Uống 3 thang các chứng đau dạ dày, ợ chua miệng khát đã giảm, cũng hết hôi mồm. Sau hai ngày ngủ tốt. Đã gần hết rêu dày, đen bẩn; mạch huyền tế. Dùng bài thuốc trên cho thêm Phật thủ 10g, Trần bì 10g, cho uống tiếp 4 thang. Uống hết thuốc, rêu đen bẩn đã sạch, các chứng đều gần hết, mạch như cũ. Lại cho dùng tiếp 3 thang “Phức phương tả kim hoàn (thang)” để củng cố kết quả điều trị.
Sỏi táo đen dạ dày
Biện chứng đông y:
ăn quá nhiều táo đen, ngưng tụ thành ra tích.
Triệu chứng:
: ăn táo tươi ước 40-50 quả, và 2 quả thị, ăn xong thì thấy bệnh trên đau kéo dài, đầy chướng khó chịu, nửa tháng nay bệnh càng nặng bệnh nhân gầy gò trông có dáng đau ốm lâu ngày, chất lưỡi hồng nhạt, rêu mỏng, mạch nhược, tim phổi bình thường, cơ bụng mềm, dưới mũi ức sờ thấy một cục 7×4 cm, cứng, ấn đau nhẹ, di động được,
Phương pháp điều trị
Tiêu đạo công tích.
Bài thuốc:
Gia vị tiếu thừa khí thang.
chế xuyên phác | 9 | sơn tra | 15 | Thần khúc | 15 | ||
sinh Mạch nha | 15 | Chỉ thực | 9 | sinh địa hoàng | 9 | Binh lang | 15 |
Mỗi ngày một thang, sắc hai nước, chia ra 3 lần mà uống. Buồn nôn và nôn mửa thì thêm Chế Bán hạ 9g, Trần bì 9; Bụng chướng thì thêm Lai phục tử 15g; đại tiện táo bón thì thêm Nguyên minh phấn 9-15g; chảy máy dạ dày thêm Thiến thảo căn 9g, Ngẫu tiết 15g.
Hiệu quả điều trị :
Những năm vừa qua tổng cộng có 7 ca sỏi táo dạ dày đã được điều trị bằng bài thuốc này, tất cả đều là bệnh nhân nội trú. Trước khi điều trị các bệnh nhân đều có bệnh sử ăn quá nhiều táo, và đã được chụp X quang bari sunfat chẩn đoán chắc chắn, sau khi trị, mọi chứng đều hết, kết quả khỏi hẳn 5 ca, thuyên giảm 2 ca. Biên XX, năm, 57 tuổi, ngày 30-11-1970, do bụng trên đau chướng đầy 1 tháng mà vào viện. Một tháng trước bệnh nhân. Kiểm tra X quang thấy trong dạ dày có 3 cục to bằng hạt đào cho đến bằng nắm tay, mật độ không đều, có thể di động, có hình ảnh vết loét ở bờ cong nhỏ. Chẩn đóan là sỏi táo dạ dày và loét ở bờ cong nhỏ. Tiền sử nói chung không có gì đặc biệt. Khám thấy: bệnh nhân gầy gò trông có dáng đau ốm lâu ngày, chất lưỡi hồng nhạt, rêu mỏng, mạch nhược, tim phổi bình thường, cơ bụng mềm, dưới mũi ức sờ thấy một cục 7×4 cm, cứng, ấn đau nhẹ, di động được, chưa sờ thấy gan lách. Vào viện đến ngày thứ 5, bắt đầu điều trị bằng đông y. Biện chứng đông y cho là ăn quá nhiều táo ngưng tụ thành ra tích, phép trị là tiêu đạo công tích, dùng bài trên 5 ngaỳ bắt đầu đi ngoài ra táo, sau đó một tuần tổng cộng đã bài xuất hơn một chục cục to bằng hạt đào, uống thuốc hai tuần thì ra sạch. Kiểm tra X quang thấy hết cục, loét cũng khỏi.
Bàn luận:
Bệnh này ngày xưa gọi là “bạo chứng”, “quả tích”, dùng bài này điều trị 7 ca đều là do ăn quá nhiều táo sống lạnh mà ra, ngoài một ca có bệnh sử tì vị hư nhược, các ca khác đều khoẻ mạnh vô bệnh, có thể thấy ăn một lúc nhiều táo là nguyên nhân sinh bệnh này. Trị bệnh này theo nguyên tắc của “Nội kinh” là “kiên thì bóc, lưu thì công, kết thì tán, khách thì trừ”. Cho dùng Gia vị tiểu thừa khí thang, trong đó Chỉ thực để tiêu bĩ, Hậu phác làm hết đầy, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu đạo, Bình lang, Đại hoàng để công kiên hạ tích, đủ tiêu tích. Bài này đơn giản, rẻ tiền hữu hiệu, hơn hẳn phẫu thuật, có thể áp dụng rộng rãi.
Viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày
Biện chứng đông y:
Tì hư huyết ứ.
Triệu chứng:
có lúc đau bụng trên, thường đau sau khi ăn uống dạ dày đau chướng mỗi ngày nặng, thường ợ hơi, niêm mạc ở đường cong lớn và đường cong nhỏ trắng đỏ xen kẽ, chủ yếu là trắng, miệng đường cong nhỏ niêm mạc hang vị có điểm xuất huyết, xung huyết, nhu động tăng, khi nhu động niêm mạc có hiện tượng lật ra
Phương pháp điều trị
ích khí kiện tì, hóa ứ hành trệ.
Bài thuốc:
Sâm linh tán.
Đẳng sâm | 40 | ngũ linh chi | 15 |
Công thức:
Đảng sâm 40g, Ngũ linh chi 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả điều trị :
Hà XX, 43 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 3-5-1978. Bệnh nhân mắc bệnh từ 10 năm trước, có lúc đau bụng trên, thường đau sau khi ăn uống, mỗi năm trung bình lên cơn 1-2 lần, mỗi lần kéo dài 10-20 ngày. Sau tháng 12/1977 dạ dày đau chướng mỗi ngày nặng, thường ợ hơi, đã dùng nhiều thuốc tây giảm đau chống co thắt nhưng không giảm. Tháng 1/1978 vào bệnh viện điều trị. Soi dạ dày thấy: niêm mạc ở đường cong lớn và đường cong nhỏ trắng đỏ xen kẽ, chủ yếu là trắng, miệng đường cong nhỏ niêm mạc hang vị có điểm xuất huyết, xung huyết, nhu động tăng, khi nhu động niêm mạc có hiện tượng lật ra, chẩn đoán là viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày. Phân tích dịch vị và chụp X quang với bari sunfat đều phù hợp với chẩn đoán trên. Hai tháng nằm bệnh viện đã trị bằng đông, tây y vẫn không giảm được đau, phải xuất viện, tìm chỗ chữa. Khám thấy vị quản đau chướng, ăn xong thì càng đau chướng kịch liệt, sợ ấn, không muốn ăn uống, tay chân bải hỏai. Đó là tì khí bất túc, vị trệ huyết ứ. Nên trị bằng phép kiện tì ích hí, hóa ứ thông trệ. Dùng bài “Sâm linh tán”. Uống được 5 tháng, vị quản hơn giảm đau. Thấy thuốc công hiệu bèn tiếp tục uống 18 thang nữa, vị quản cơ bản hết đau, miệng hết khô, thang nữa thì hoàn toàn hết đau vị quản, mỗi bữa ăn được trên dưới 200g cơm, không còn cảm giác khó chịu gì khác. Sau đó căn dặn chú ý việc ăn uống, tránh các thức ăn rang nướng, dùng xen “Sâm linh tán” cho đến tháng 8 năm 1978 kiểm tra lại: soi dạ dày thấy niêm mạc hết các biến đổi bệnh lý, phân tích dịch vị thấy acid bình thường, X quang có bari sunfat dạ dày và tá tràng đều không thấy gì khác thường. Sau khi khỏi bệnh gần 2 năm, hỏi lại chưa thấy tái phát.
Bàn luận:
Người xưa từng nói: Nhân sâm rất sợ Ngũ linh chi, đem hai vị thuốc này mà phối ngũ là tương uý. Đảng sâm có tác dụng giống Nhân sâm, mà trên thực tiễn lâm sàng đã thấy, Đảng sâm và Ngũ linh chi dùng chung, chữa nhiều ca viêm dạ dày, loét dạ dày ỏư thể tì hư huyết ứ, đều có tác dụng rất tốt, cần nghiên cứu thêm.
Viêm dạ dày cấp
Biện chứng đông y:
Can uất khí trệ, hàn lãnh ở trong vị.
Triệu chứng:
Phương pháp điều trị
lý khí hòa vị, ôn trung tán hàn.
Bài thuốc:
Lương phụ hoàn gia giảm.
cao lương khương | 6-15 | hương phụ | 9-15 | Thanh bì | 9 | ||
Uất kim | 9-18 | sa nhân | 9 |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả điều trị :
Đã dùng “Lương phụ hoàn gia giảm” để điều trị mấy trăm ca viêm dạ dày cấp do ăn uống thức ăn sống lạnh, đều có công hiệu tốt, nhất là với các bệnh nhân thanh thiếu niên hiệu quả rất hay, nói chung uống 1-3 thang là khỏi.
Bàn luận:
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trên lâm sàng nếu can vị khí thống, hàn thống có rêu lưỡi trắng mà lưỡi không đỏ, mạch trầm trệ mà không huyền mạch, thì dùng “Lương phụ hoàn gia giảm” đều có tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu can vị có uất hỏa hoặc vị âm kiệt quệ, chất lưỡi đỏ sẫm thì kiêng dùng.
Viêm hang vị
Biện chứng đông y:
Bệnh lâu ngày vào lạc, kèm theo ứ huyết.
Triệu chứng:
đau vùng dạ dày, nửa năm gần đây càng nặng, đã từng dùng nhiều thuốc vị phải, vùng dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên, đại tiện khô táo, không ợ hơi, ợ chua. Chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền.
Phương pháp điều trị
Điều khí hóa ứ.
Bài thuốc:
lý khí hóa ứ phương.
quảng Mộc hương | 6 | chế Phụ tử | 10 | Huyền hồ | 10 | ||
Qui đầu | 10 | xích Bạch thược | 10 | chích Cam thảo | 4.5 | kim linh tử | 10 |
Thanh bì | 6 | Trần Bì | 6 |
Công thức:
Quảng mộc hương 6g, Chế hương phụ 10g, Diên hồ sách 10g, Dương qui 10g, Xích Bạch thược mỗi thứ 10g, Chích Cam thảo 4,5g, Kim linh tử 10g, Thanh, trần bì mỗi thứ 6g.
Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả điều trị :
Phù XX, nam 37 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 20-3-1975. Bệnh nhân đau vùng dạ dày, nửa năm gần đây càng nặng, đã từng dùng nhiều thuốc vị phải, vùng dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên, đại tiện khô táo, không ợ hơi, ợ chua. Chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền. Sau khi khám, cho “Lý khí hóa ứ phương”. Uống được 7 thang, đau vùng dạ dày giảm, nhưng vẫn còn cảm thấy vật dội lên, đại tiện đã nhuận, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền, bài trên thêm Hồng hoa 4,5g, dặn uống thêm 7 thang. Sau khi uống cảm thấy vật dội lên giảm đi, trung tiện tăng lên dễ chịu hơn trước, đại tiện bình thường, ngủ tốt. Lưỡi đỏ, mạch tế còn huyền. Cho bài trên thêm Đan sâm 12g, uống tiếp 7 thang nữa, về cơ bản bệnh khỏi, người bệnh rất mừng. Vì sắp về quê, lại xin bài trên gia giảm ít nhiều, mang về 7 thang tiếp tục uống để củng cố kết quả điều trị. Bài thuốc đó là: Mộc hương 6g, Chế hương phụ 10g, Toàn phục ngạnh 10g, Đương qui 10g, xích, Bạch thược mỗi thứ 10g, Chích Cam thảo 4,5g.
Bàn luận:
Viêm hang vị là thuộc phạm trù “vị quản thống” của Đông y, mấu chốt biện chứng của nó là đau ở dạ dày lâu ngày, đau khu trú ở chỗ nhất định. Chứng này chẳng những là khí trệ thành đau, mà đã phát triển thành ứ tắc lạc của vị. “Lâm chứng chỉ nam y án” đã nói:”Lúc đầu bệnh ở kinh, sau bênh lâu sẽ nhập lạc, vì kinh thì chủ khí, lạc thì chủ huyết, sắt hiểu được rằng dĩ nhiên phải trị huyết… mà theo phép thì tân hương lý khí, tân nhu hòa huyết, nên xử lý như thế là lẽ đương nhiên”. Trong Hồng hoa là thứ cay nhu hòa huyết, làm cho khí cơ thông suốt, ứ huyết tiêu trừ, giảm nhẹ các chứng, hết đau.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
- Quế kỵ thai, có thai không nên dùng nhiều
- Bán hạ kỵ thai, có thai không nên dùng
- Phụ tử kỵ thai, có thai cấm dùng
- Đại hoàng kỵ thai, có thai cấm dùng
- Đang tiếp tục cập nhật
Xem thêm : Lá thuốc chữa đau dạ dày