Bội Lan
Tên khác : Bội lan còn được gọi là Tỉnh đầu thảo, Hương thảo, Linh lăng hương, Lan hương, Huệ thảo, Hoàng linh thảo, Yên thảo, Hương lan.
Tên tiếng Trung: 佩兰
Tên thuốc: Herba Eupatorii.
Tên khoa học: Eupatorium fortunei turcz.
Họ khoa học: thuộc họ Cúc – Asteraceae
Cây Bội lan
(Mô tả, hình ảnh cây Bội lan, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm. Thân có lông tơ. Các cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở đầu, thon hẹp ngắn ở gốc, dài 5-12cm, rộng 2,5-4,5cm, mép lá có răng đều, nhẵn và có nhiều tuyến trên cả hai mặt, gân lá hình lông chim. Cụm hoa là ngù kép ở ngọn nhiều đầu hoa, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu tím nhạt, các cuống hoa bao phủ lông ngắn dày đặc, các lá bắc tròn tù. Quả bế, màu đen đen, có 5 cạnh.
Hoa tháng 7-11 quả tháng 9-12.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang dại và cũng được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc. Thu hái toàn cây vào mùa hạ trước khi cây ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm để dùng dần.
Bộ phận dùng:
Toàn cây – Herba Eupatorii, thường gọi là Bội lan.
Chế biến:
Phần trên mặt đất của cây thu hoạch vào hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi nắng.Thu hoạch vào hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi nắng.
Thành phần hóa học:
Neryl acetate, p-cymene, 5-nethyl thymol ether, coumarin, coumaric acid, thymohydroquinone
Vị thuốc Bội lan
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị:
Vị cay,tính ôn.
Qui kinh:
Vào kinh Tỳ và Vị.
Tác dụng:
Lợi thấp, thanh thử nhiệt.
Chủ trị:
Mùa hè thử thấp tích lại bên trong, ngực đầy, đầu căng đau, miệng thấy ngọt, nôn mửa, miệng hôi.
- Thấp phong bế Tỳ và Vị, biểu hiện như đầy và chướng thượng vị và bụng, buồn nôn, nôn và kém ăn: DùngBội lan với Hoắc hương, Thương truật, Hậu phác và Bạch đậu khấu.
Nhiệt và thấp mùa hè ngoại sinh xâm nhiễm hoặc giai đoạn sớm của bệnh do sốt gây ra do nhiệt thấp biểu hiện như cảm giác tức ngực, không đói, hơi sốt và da: DùngBội lan với Hoắc hương, Thanh hao, Hoạt thạch và Ích tríí nhân.
Liều dùng:
5-10g.
Ứng dụng lâm sàng của bội lan
Chữa rong huyết:
Bội lan 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại dùng từ 15 – 20g, thái nhỏ sao vàng sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày. Dùng trong 5 ngày.
Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:
Bội lan, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 20 viên. Dùng trong 10 – 15 ngày liền.
Đắp chỗ sưng tấy, mụn nhọt chưa có mủ, chấn thương bầm dập:
Bội lan lá tươi 1 nắm (40g) giã nát với muối đắp chỗ đau ngày 1 – 2 lần.
Giải cảm do nắng nóng:
Lá non Bội lan 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
Giải nhiệt, tiêu hóa tốt:
Bội lan 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.
Phụ nữ sau sinh bị kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ:
Bội lan 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong 10 ngày liền.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (mụn nhọt chưa mưng mủ):
Lá Bội lan tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút. Bài thuốc này giúp giảm sưng, đau do mụn nhọt nhanh chóng.
Giúp sạch gàu:
Bội lan tươi 25g, bồ kết (3-5 quả) đốt cháy, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Xua đuổi muỗi và dĩn: Lá Bội lan tươi 20g, rửa sạch, giã nát cho vào túi vải xát trực tiếp và tay, chân có hiệu quả tốt trong vòng 2-3 tiếng.
Để đặt vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.