Cây cỏ sữa là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe, với công dụng chữa các bệnh như kiết lỵ, mụn nhọt, mẩn ngứa, hen suyễn,… Toàn các bệnh lý thông thường nhưng lại ít người biết về cây thuốc này.
Cây cỏ sữa là gì?
Cây cỏ sữa tên khoa học là euphorbia thymifolia burm, loài cây này còn được gọi khác là cây cẩm địa hay vú sữa đất. Thuộc họ thầu dầu. Cây này thường mọc hoang rất nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thích sống ở nơi đất ẩm ướt, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa.
Hình ảnh cây cỏ sữa
Hình ảnh cây cỏ sữa rất dễ bắt gặp tại nhiều vùng quê, chúng thường bò lan trên mặt đất. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 sẽ thấy chúng phát triển rất mạnh. Một số nơi trồng trong chậu để làm kiểng, ít ai biết rằng nó còn được dùng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh.
Cây cỏ sữa lá nhỏ
Cây đúng như cái tên, là một loài cây cỏ nhỏ, phần thân cây khá mảnh, dạng mộc, thường mọc lanh ra khắp đất, phần thân và cành có màu tím hơi nhạt. Lá cây mọc đối xứng vối nhau, lá hơi có hình trái xoan, nhẵn bóng và thuôn dài. Chiều dài lá trung bình khoảng 4 -8 mm, rộng khoảng 1-3 mm.
Phần mép lá hơi có khía hình tai bèo, có lông tơ nhỏ ở phía dưới mặt lá. Hoa của cây mọc thành cụm dạng sim ở phần kẽ lá, quả nang có đường kính trung bình khoảng 1 – 3mm, có lông tơ nhỏ.
Hạt của cây nhẵn bóng, thường có từ 4 gốc lồi, dài khoảng 0,5mm. Toàn bộ phần thân cây chứa nhiều nhựa cây, nên khi bấm vào cây, sẽ có nhựa màu trắng chảy ra.
Cây cỏ sữa lớn
Cây cỏ sữa lớn thuộc dạng cây sống lâu năm, phần thân cây mọc khá cao và thẳng đứng, tầm 20 – 45cm. cả phần thân cây đều có màu đỏ hơi nhạt, được phủ một lớp lông màu vàng nhạt.
Lá cây màu hơi xanh pha với màu đỏ, có hình lá mác dài từ 2-3cm, chiều rộng thì tầm 1cm. Mép lá hơi có răng cưa nhỏ, cuống lá ngắn, hoa của cây có màu trắng, mọc thành hình sim ở phần kẽ lá.
Quả của cây màu hơi đỏ, sau đó chuyển sang màu xanh, và cuối cùng là màu nâu. Quả chưa hạt màu đỏ nhạt, phần hạt khá xù xì.
Phân bố thu hái cỏ sữa
Cỏ sữa thường mọc hoang dại ở nhiều trên các đồng ruộng, vùng đất có nhiều sỏi, kẽ gạch đá,… Có ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philipine,… ở nước ta có nhiều ở đất đồng ruộng, bờ mương,…
Cây sau khi thu hái sẽ được phơi khô, sau đó sao vàng hoặc đóng gói bảo sử dụng.
Thành phần cây cỏ sữa
Với từng loại cỏ sữa sẽ có những thành phần khác nhau.
Cỏ sữa lá nhỏ: cả cây chứa nhiều các ancaloit, phần thân cây và lá cây có nhiều các cosmoslin, rễ thì chứa taraxerol, tinh dầu màu xanh mà đặc biệt là cây có mùi thơm rất đặc trưng.
Cây cỏ sữa lá to: trong thành phần chứa nhiều các axit galics, và các chất nhựa, ngoài ra nó cũng chứa những thành phần như cây sữa lá nhỏ.
Theo các nghiên cứu của viện Đông y, thì cây sữa lá nhỏ dùng phổ biến hơn cây sữa lá lớn.
Cây cỏ sữa có tác dụng gì?
Cây cỏ sữa có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và cả sắc đẹp. Nó được dùng để điều trị kiết lỵ tiêu chảy, giúp trị mụn và làm trắng da hiệu quả. Cả hai loại cỏ sữa đều đem lại những tác dụng chữa bệnh như nhau, và đều có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để chữa bệnh.
Cây cỏ sữa có tác dụng giúp trị mụn trứng cá
Tác dụng của cây cỏ sữa giúp kháng viêm, trị mụn rất tốt. Chiết xuất từ lá của nó có tác dụng diệt khuẩn, chống hình thành viêm và nhiễm trùng hiệu quả. Dùng khoảng một nắm lá cây này rồi đem rửa sạch, sau đó giã nát đem thoa vào vùng da bị ngứa, hoặc có thể đem đun chung với nước để tắm đều được.
Cây cỏ sữa có tác dụng giúp lợi sữa
Công dụng của cây cỏ sữa giúp lợi sữa
Dùng khoảng 50 gam lá cây cỏ sữa, kết hợp với khoảng 20 gam hạt cây gạo, đem nấu cũng rồi bỏ bã, thêm chút gạo nấu cháo ăn, sẽ lợi sữa rất nhiều.
Cây cỏ có tác dụng giúp trắng da
Từ lâu người ta đã tìm ra cách thức giúp điều trị trắng da từ cây cỏ sữa, phương pháp ở đây vô cùng đơn giản. cách thứ nhất đó là dùng khoảng 1 nắm lá đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, đắp lên vùng da mặt. khoảng 2 tiếng là được.
Tác dụng của cây cỏ sữa chữa rối loạn tiêu hóa
Bài thuốc thứ nhất: dùng khoảng 50 gam cây cỏ sữa lá nhỏ, đem rửa sạch rồi đem nâu chung với khoảng nửa lít nước nước, sau đó đun đến khi còn 1 nửa nước đó thì uống, chia làm hai liều uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai: dùng khoảng 50 gam cỏ sữa lá nhỏ, hạt cau cùng với lá mơ lông, lấy khoảng 50 gam rau sam, đem sắc chung với nước uống.
Cây cỏ sữa chữa bệnh gì?
Ít người biết rằng, loại cỏ mọc hoang tưởng chừng bỏ đi này lại mang đến nhiều tác dụng trị bệnh không ngờ tới. Thông dụng nhất là các bài thuốc dân gian từ cỏ sữa để trị tiêu chảy, nóng trong, đại tiện ra máu,… Nó là thảo dược lành tính và có thể dễ dàng kết hợp với nhiều vị thuốc khác.
Cây cỏ sữa chữa bệnh tiêu chảy
Cây cỏ sữa trị tiêu chảy là bài thuốc dân gian lâu đời. Thành phần chính là cenlulose lên cây có tác dụng xổ lả nhẹ, giúp ức chế cũng như tiêu diệt vi khuẩn trùng ly, hay vi khuẩn tụ cầu vàng, khiến cho hệ tiêu hóa được đảm bảo, tránh trừng hợp tiêu chảy.
Dùng khoảng 10 gam cây cỏ sữa đã được rửa sạch sau đó đem đi ép lấy nước uống chung với 6 gam lá hương nhu, 6 gam hung quế. Uống 1 ngày 1 thang.
Cây cỏ sữa chữa bệnh lỵ
Dùng khoảng 50 gam lá cỏ sữa, đem kết hợp với 50 gam lá sam, đem đun chung với nửa lít nước rồi đến khi còn 1 nửa, chi làm 3 phần uống.
Ngoài ra, Cây Cỏ Sữa còn kết hợp với một số loại thảo dược khác làm tăng tính năng điều trị bệnh. Cụ thể:
Điều trị thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100g, hạt cây gạo 40g sắc lấy nước nấu cháo với gạo ăn ngày 1 lần. Ăn từ 5 – 7 ngày sẽ thấy nguồn sữa dồi dào trở lại.
Điều trị nóng trong người, đại tiện ra máu do nhiệt: 100g cỏ sữa lá nhỏ, cỏ nhọ nồi 60g, sắc với 400ml nước, sắc cạn còn 100ml, uống 2 lần/ngày, dùng 2 – 3 để thanh nhiệt cơ thể.
Chữa mụn nhọt: dùng lá cỏ sữa giã nguyên ra đắp lên chỗ bị mụn, đem đắp thêm 2 giời rồi thay thêm 1 lần nữa. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần là được.
Cách sử dụng cây cỏ sữa
Lấy 100gram cây cỏ sữa khô, rửa qua bằng nước sạch.
Sau đó đun sôi với 400ml nước, sắc cạn còn 100 ml rồi sử dụng 2 lần/ngày.
Cây Cỏ Sữa có vị hơi chua, tính mát, rất dễ sử dụng.
Đối tượng sử dụng cây cỏ sữa
Phụ nữ sau sinh thiếu sữa, tắc sữa.
Người thường xuyên sử dụng rượu bia, nóng trong người.
Người mắc các chứng bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
Người đại tiện ra máu, bị giun sán.
Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mát gan.