Cây keo được biết đến với nguyên liệu chính là sản xuất giấy. Bên cạnh đó dùng để thiết kế và thi công nội thất, có vài loại keo còn giúp chữa được bệnh. Vậy cây keo là gì? Tác dụng và cách sử dụng hạt keo bạn đã biết chưa? Cách trồng cây keo thế nào để hiệu quả. Cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Cây keo là cây gì?
Cây keo là loài cây thân gỗ tên khoa học Acacia thuộc họ đậu (Fabaceae). Có nguồn gốc xuất xứ từ Australia với tên gọi chung wattle, ngoài ra còn xuất hiện ở một số châu lục khác như châu Mỹ và châu Phi.
Mô tả hạt keo
Một trong những cách loại bỏ giun đũa hiệu quả là dùng hạt của trái keo dậu (keo ăn trái). Loại keo này có tên khác là Táo nhơn, Bình Linh, Bọ chét, Keo giun, Bồ kết dại mọc phổ biến ở Việt Nam.
Đặc điểm tránh nhầm lẫn là thân keo dậu không có gai, vỏ thân màu nâu nhạt. Quả dẹt màu nâu, dài khoảng 10 – 14cm, mỗi quả gồm 15 – 20 hạt cứng và nhẵn.
Tác dụng của hạt keo
Loại giun này thâm nhập vào cơ thể người chủ yếu do ăn rau cải và trái cây bị bẩn, có chứa trứng giun. Loại giun này ký sinh ở ruột non.
Khi bị nhiễm, bệnh nhân thường không có những biểu hiện rõ rệt nên khó nhận biết. Chỉ đi thử phân để kiểm tra có trứng giun hay không mới biết chắc chắn. Tuy nhiên một số triệu chứng mà người bệnh cần chú ý như: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Giun đũa còn khiến thể trạng người nhiễm gầy ốm dù ăn rất nhiều.
Nếu không loại bỏ sớm giun đũa sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Nếu giun chui vào các ống mật sẽ gây viêm tắc, viêm túi mật. Còn nếu chui vào ống tụy sẽ dẫn đến nghẽn và viêm tụy. Nguy hiểm hơn nếu lượng giun quá nhiều sẽ gây thủng màng bụng. Một trong những cách loại bỏ giun đũa hiệu quả là dùng hạt của trái keo dậu (keo ăn trái).
Cách sử dụng hạt keo
Hái quả đã chín, sau đó đập lấy hạt đem phơi khô. Có thể dùng hạt tươi. Hạt keo dậu có tác dụng làm chết giun đũa và làm trứng giun không nở thành giun con. Vì vậy có thể dùng để phòng ngừa ở bất kì độ tuổi nào.
Cách trồng cây keo
Để cây kéo phát triển và đạt được nhiều hiệu quả sử dụng. Thì phải làm theo phương pháp khoa học từng bước dẫn đến thành công. Cùng tham khảo chi tiết cách trồng cây keo sau đây.
Thời vụ trồng rừng
+ Vụ xuân trồng xong trước tháng 4
+ Vụ thu trồng xong trước 15/11
Mật độ trồng rừng keo lai
1600-2000 cây/ ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m.
Chuẩn bị đất trồng
Nơi đất dốc < 1500, nếu có điều kiện nên cày máy (cày ngầm) toàn diện tích, sau đó đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm.
Bón lót và xan lấp hố
Bón lót cho mỗi hố 3 kg phân chuồng hoai +200 g NPK. Đập đất tơi nhỏ, loại bỏ đá, rễ cây, tạp vật khác, lấp 1/2 hố. Trộn đều phân chuồng với NPK, bỏ vào hố, dùng cuốc xáo trộn đất, sau đó lấp đất đầy hố.
Xan lấp hố và bón lót phân phải hoàn thành ít nhất 15 ngày trước khi trồng cây.
Trồng cây
+ Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch nát vỏ bầu, đặt bầu cây giống keo lai vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây con thẳng đứng. Dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom 2-3 cm và chèn vừa đủ chặt. Các động tác trồng cây phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh gãy cây, vỡ bầu, dập cổ rễ.
+ Trồng dặm: Sau khi trồng một tháng, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừng trồng, nếu cây bị hư hỏng hoặc chết phải tiến hành trồng dặm lại, chỉnh sửa những cây nghiêng bị đổ.
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Cây keo lai khi mới trồng còn thấp dễ bị cỏ dại lấn áp. Rừng trồng keo lai phải chăm sóc cẩn thận trong 3 năm đầu.
Chăm sóc năm thứ nhất:
Tiến hành làm sạch cỏ, xới đất sâu 15-20 cm, vun đất đầy gốc cao 5-10cm, đường kính rộng 0,8-1m. Dọn sạch dây leo, bụi rậm, đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau và cách gốc 25cm. Bón 2kg phân chuồng + 100g NPK. Trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh.
Lần 2 tiến hành tương tự lần một nhưng không bón phân.
Chăm sóc năm thứ 2:
Làm sạch cỏ, xới đất sâu 20cm. Đào hai rãnh sâu 20cm, dài 30cm đối diện nhau, lệch với hai rãnh đã đào lần trước và cách gốc cây 35cm để bón thúc sinh trưởng cho cây. Bón thúc 2 kg phân chuồng +100g NPK trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều cho 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh.
Lần 2, chăm sóc như lần một nhưng không bón phân
Chăm sóc năm thứ 3:
Phát sạch dây leo bụi rậm, chỉnh sửa cây làm cỏ vun gốc, trợ lực cho những cây sinh trưởng chậm.
Cây có nhiều cành nhánh, tỉa bớt những cành thấp, cành mới nhú. Dùng dao, kéo sắc để cắt sát gốc cành tỉa.a