Tên khác : Tên thường gọi: Cây một lá, lan một lá, Lan cờ, Trâu châu, Châu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thooc, kíp lầu. Chân trâu diệp, Bâu thoọc, Kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng).
Tên khoa học: Nervilia fordii Schultze.
Họ khoa học: Thuộc họ Lan Orchidaceae
Cây bầu thooc – thanh thiên quỳ
(Mô tả, hình ảnh cây bầu thooc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả:
Cây một lá, còn có tên là thanh thiên quỳ hay bâu thooc hay chân châu diệp là một cây thuốc quý, đây là cây sinh địa, loại cỏ sống lâu, cao từ 20-30cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1.5-20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn. Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10-25cm mép uốn lượn. Gân lá tỏa đều từ cuống lá, cuống lá dài 10-20cm, màu tím hồng. Cụm hoa có cán dài 20-30cm. Hoa thưa 15-20 cái, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa giống nhau. Cánh môi 3 thùy, có rất thùy tận cùng hình ba cạnh, cột sài 6mm, phồng ở đỉnh. Ra hoa tháng 3-5, quả nang vào các tháng 4-6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toang hoa giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi, trên có múi giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2-3cm.
Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.
Phân bố, thu hái
Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Ở nước ta cây bầu thooc mọc trên kẽ đá, nơi rợp vùng núi đá vôi và ở nơi ẩm vùng chân núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình. Thu hái vào mùa thu, rửa sạch, phơi khô, vò nhẹ rồi phơi lại. Phơi và vò ngày 2-3 lần cho tới khô hẳn. Cũng có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Nơi sống: Cây chỉ mọc ở khe núi, nơi thấp và ẩm ướt, dưới bóng cây to. Miền núi phía bắc gồm: Văn Uyên, Cao Lộc, Đồng Mỏ, Hữu Lũng, Trùng Kháng, Quảng Uyên (Cao Bằng). Gần đây các tỉnh: Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Bộ phận dùng làm thuốc:
Toàn cây hay củ, có khi chỉ dùng lá – Herba Nerviliae thường gọi là Thanh thiên quỳ.
Chế biến
Để bảo vệ chỉ nên thu lá, để củ lại cho cây tiếp tục phát triển. Trong khi hái nên tách riêng lá to và nhỏ để dễ chế biến. Có 2 cách chế biến
Cách 1: Hái lá về rửa sạch đất, phơi se lá dùng tay vò, vừa phơi vừa vò. Mới đầu vỏ từng lá một. Sau có thể vò nhiều lá cho đến khi khô khoảng 2-3 ngày.
Cách thứ 2: Lá hái về rửa sạch đồ qua nước sôi, rồi tiếp tục làm như trên.
Tuy nhiên có nơi chỉ hái về rửa sạch phơi khô không vò cũng không đồ hay nhúng nước sôi trước khi vò và phơi.
Chế biến tốt, lá có màu tro sẫm hay lục đen, lá vo tròn thành cục mùi thơm. Theo thói quen, lá nhỏ là loại tốt.
Thành phần hóa học
Một số nghiên cứu y học hiện đại cho thấy cây một lá có chứa:
Một loạt các flavonoid, triterpenes, và sterol
Năm glycosides cycloartane mới, nervisides D-H (1-5)
Ba flavonol glycosides mới, nervilifordizins A-C (1-3), được phân lập từ toàn thân của cây Nervilia fordii. Cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ như rhamnazin 3-O-β-d-xylopyranosyl- (1 → 4) -β-d-glucopyranoside (1), rhamnazin 3-O-β-d-glucopyranosyl- (1 → 4) -β- d-glucopyranoside (2) và rhamnazin 3-O-β-d-xylopyranosyl- (1 → 4) -β-d-glucopyranoside-4′-O-β-d-glucopyranoside (3)
Năm 7-O-methylkaempferol và -quercetin glycosides mới, cụ thể là, nervilifordins AE (1-5), được phân lập từ toàn bộ cây Nervilia fordii, cùng với bảy flavonoid được biết đến (6, 7 và 9-13) và một được biết đến coumarin (8)
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại hoạt chất của Nervilia fordii có tác dụng chữa viêm phổi cấp, rối loạn chuyển hóa, kháng virut và kháng u. Hiện tại tăng cường và ứng dụng lâm sàng trong điều trị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi do bức xạ, viêm tụy cấp tính, viêm họng cấp tính, mãn tính.
Hiện nay cây một lá đang được nghiên cứ điều trị các chứng ung thư, ung thư vòm họng, ung thư phổi,
Vị thuốc cây một lá
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)
Tính vị:
Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, không độc
Quy kinh
Vào kinh can
Tác dụng:
Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, làm dịu đau, tán ứ.
Chủ trị:
Chữa lao phổi, viêm phế quản, viêm miệng, viêm họng cấp tính.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2-3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút rồi chiết nước uống. Ngày uống 2 lần. Người ta cũng dùng nó làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho. Ngày dùng 10-20 lá dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị 1. Ho lao phổi, viêm phế quản; 2. Viêm miệng, viêm họng cấp tính, tạng lao; 3. Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém; 4. Rối loạn kinh nguyệt; 5. Ðòn ngã tổn thương, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài giã củ tươi vừa đủ đắp vào chỗ đau.
Liều dùng:
Ngày dùng 12 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bầu thooc – cây một lá
Dùng uống chữa lao phổi làm cho phổi mát đỡ nóng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi đau, mụn nhọt.
Ngày dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa ngộ độc, giải độc nấm
Lấy 2-3 lá cây một lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong 3 phút rồi chắt lấy nước uống ngày 2 lần.
Bồi dưỡng cơ thể, mát phổi, chữa lao phổi và ho
Mỗi ngày dùng 10-20 lá cây một lá cho vào nồi sắc hoặc hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống cũng có tác dụng rất tốt.
Chữa viêm nhiễm, lở loét
Dùng lá cây một lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt, các vết lở loét viêm nhiễm ngoài da rất hiệu quả.
Cây này ngâm rượu uống cũng có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, ho, viêm phế quản, viêm phổi rất tốt.
Viêm miệng, viêm họng cấp tính:
Cây tươi lan một lá dùng nhai.
Tạng lao:
Lan một lá 15g nấu với thịt lợn làm canh ăn.
Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém:
Củ lan một lá 5-10g nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gia cầm và ăn như thức ăn.
Tham khảo
So sánh
Tại Trung Quốc, thanh thiên quỳ thường bị giả mạo hay nhầm với lá mã đề. Nhưng chỉ cần ngâm lá với nuớc một lúc cho mềm rồi tải lên mặt phẳng xem và so sánh là phân biệt dễ dàng.
Tại nước ta, chú ý không nhầm lẫn cây một lá với cây bát giác liên (Dysosma chengii) cũng có củ và 1 lá 3. Có tác giả đã xác định tên khoa học của nhưng lá bát giác liên hình 6 cạnh, gân toả từ cây một lá là Pogonia flabellifolium Lind L.