Cây Ngải Cứu ( Phơi Khô )
Cây ngải cứu đã rất thân thuộc với chúng ta rồi phải không nào, từ việc được dùng làm thực phẩm đến việc được làm vị thuốc nam, giải cảm, chữa bệnh… Tuy nhiên còn rất nhiều tác dụng rau ngải cứu chữa bệnh một cách bất ngờ của cây ngải cứu mà bạn còn chưa biết, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Cây ngải cứu là cây gì?
Cây ngải cứu có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn gọi cây ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp.
Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Hình ảnh cây ngải cứu
Cách trồng cây ngải cứu: Trồng bằng thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ vào mùa xuân.
Bộ phận sử dụng : Thu hái lá và ngọn có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.
Thành phần hóa học: Theo các nghiên cứu thì trong cây Ngải cứu có chứa các chất như flavonoid, các acid amin….
Chú ý: Cây ngải cứu thường nhầm với cây tần ô bởi hình dáng có phần giống nhau, song về mùi vị và công dụng thì khác nhau hoàn toàn. Cây ngải cứu dùng làm vị thuốc nam, còn tần ô là loại rau để nấu canh.
Ngải cứu dại
Cây ngải dại là một loài cây dại mọc hoang thành từng đám trên rừng và ven đồi, cây ngải dại rất giống với cây ngải cứu mà chúng ta nhìn thấy, tuy nhiên mặt trên của cây có màu lục và mặt dưới có ít lông, lông có màu xám. Ngải dại thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ở độ cao khoảng 800m trở lên. Thường thì cây ngải dại tập trung nhiều nhất ở các tỉnh như Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai,…
Cây ngải dại thường dùng để chữa U xơ Tử Cung, chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, chảy máu… nhưng tác dụng nổi bật nhất phải kể đến đó là kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài như viêm da cơ địa, á sừng…
Cách sử dụng ngải cứu dại
Sử dụng một bó cây ngải dại, rửa sạch. Sau đó, đun sôi với một ít muối để làm tăng công dụng diệt khuẩn.
Sau khi đun sôi khoảng 15 phút và chờ cho nước nguội rồi đem ngâm rửa vùng da bị á sừng, viêm da cơ địa. Ngâm khoảng 30 phút để thuốc thẩm thấu vào da giúp làm sạch, loại bỏ tế bào bị tổn thương, giúp da hồi phục nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Tác dụng của cây ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.
Cách dùng cây ngải cứu: Mỗi lần 8- 12g, dưới dạng thuốc sắc hay nước cốt tươi, làm mồi ngải hay điếu ngải dùng để cứu, ngày 1-2 lần, mỗi lần 10-15 phút.
Chú ý: những trường hợp có sốt không nên dùng ngải cứu.
Tác dụng của ngải cứu vớ da
Ngải cứu có tác dụng làm đẹp với mọi làn da: Nó làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những người có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt.
Trong ngải cứu có tanin – là chất có tác dụng giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác.
Mặt khác, nó còn chưa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và nhanh lên da non.
Cách chăm sóc da với ngải cứu
Đắp mặt nạ ngải cứu: Rửa sạch mặt rồi lấy ngải cứu đã được xay nhuyễn đắp lên da khoảng 20 phút. Cách làm này giúp giữ độ ẩm cho da, tái tạo bề mặt da, giúp da trắng hồng mịn màng, đặt biệt hữu ích với người bị mụn trứng cá.
Rửa mặt bằng nước ngải cứu: Cách làm này hiệu quả tương tự cách trên. Rửa sạch ngải cứu, đun sôi rồi để nguội. Buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ đem thấm với khăn mềm rồi đem đắp lên mặt. Khi nào khăn khô rửa lại mặt với nuocs sạch.
Bài thuốc uống
Nguyên liệu: Chuẩn bị lá ngải cứu và mật ong
Cách làm: Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch sau đó giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều.
Thời gian điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần bệnh tình sẽ giảm đi trông thấy!
Cách làm:
Ngải cứu tươi sau khi rửa sạch, vẩy cho khô nước rồi giã nát.
Dấm nuôi đun thật nóng.
Sau đó dùng mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã giã nát trộn cùng muối hột và dấm đun đem chườm vào vùng bị gai sau khi nguội thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng và làm hàng ngày.
Nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Đối với chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì có thể sử dụng cây ngải cứu để giải quyết vấn đề này bằng cách sau đây.
Sử dụng 10g ngải cứu khô, sắc cùng với 200ml nước, khi sắc cô lại được còn 100ml nước thuốc đã được chưng cất, chúng ta chia 100ml đó thành 2 liều, uống luôn trong ngày, mỗi lần 50ml. Uống từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc kỳ kinh nguyệt đó sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc khác từ cây ngải cứu
Bột ngải cứu, bột mạch nha theo tỉ lệ 1:3, mật ong vừa đủ, làm viên bổ máu 6-10 g, ngày ăn 1-2 viên.
Cao hương ngải điều kinh, điều hòa tuần hoàn não: ngải cứu, củ gấu, ích mẫu, bạch đồng nữ tỷ lệ bằng nhau, nấu thành cao lỏng tỉ lệ 1:1, uống 30-60ml/ ngày.
Những người không được dùng ngải cứu
Sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ rất tốt co việc chữa và điều trị bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp sau đấy nếu sử dụng cây ngải cứu thì tậm chí tình hình bệnh ngày càng trở nên xấu đi hơn:
- Những bện nhân đang mắc phải căn bệnh viêm gan: Khi ăn ngải cứu vào thì sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan khiến da vàng đi, nước tiểu đục…
- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ chính vì thế mà không nên dùng bất kỳ loại dược liệu nào để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột: Đối với bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thì tuyệt đối không được sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.