Tên khác : Ngâu – Aglaia duperreana Pierre, thuộc họ Xoan – Meliaceae.
Cây Ngâu
(Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây nhỡ cao tới 4m hay hơn, vỏ xám. Lá kép mang 3-5 lá chét xoan ngược dài 1,5-3cm, đầu tròn, gốc tù nhọn, không lông, dai; cuống chung có cánh thấp, dài 3-5cm. Hoa mọc thành chùm đơn hay chia nhánh ở nách lá, hoa nhỏ, màu vàng, rất thơm, tạp tính; cánh hoa 5, cao 2mm; bao phấn 5, chứa một hạt có áo hạt vàng vàng.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng:
Hoa và lá – Flos et Folium Aglaiae Duperreanae.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi làm cảnh và lấy hoa để ướp trà. Thu hái hoa vào lúc đã chín vàng nhạt và thơm, phơi khô để dành. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học:
Hoa chứa tinh dầu.
Vị thuốc Ngâu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Công dụng:
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10-16g, dưới dạng thuốc sắc.
Lá tươi dùng nấu nước tắm ghẻ.
Tinh dầu dùng sát trùng.
Tham khảo
Tác dụng của hoa ngâu
Hoa ngâu có hương thơm nồng nàn có giá trị kinh tế , hái vào lúc đã chín vàng nhạt và thơm,Phơi hay sấy khô để dành dùng để ướp trà, hương thơm không kém hoa nhài,hoa sen, ngoài ra dân gian còn để làm thơm áo quần.
– Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp tỉnh rượu,giải uất kết, sạch phổi, làm thư giãn bên trong người, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa chữa ho hen và váng đầu, chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, , nhọt độc,chứng nghẹn hơi mới phát chữa sốt bằng cách sắc hoa lên uống nước, vàng da, hen suyễn, bế kinh, cao huyết áp, , có thương tích do vấp ngã…
– Ở Trung Quốc, hoa, lá và rễ sử dụng như một loại thuốc bổ. Lá có thể thu hái quanh năm, dùng tươi.
– Cành nhánh và lá trị nhiễm trùng,thấp khớp, sưng độc
– Lá tươi dùng nấu tắm ghẻ. Không kể liều lượng
Rễ: Tại Philippin, nước sắc từ rễ và lá ngâu được dùng làm thuốc bổ.