Cây cỏ máu từ lâu đã được biết là một loại thảo dược có tác dụng giúp bổ máu, thông kinh lạc, giúp phụ nữ sau sinh bồi bổ cho cơ thể, tăng cân rất hiệu quả.
Từ xa xưa người Rục đã dùng cây cỏ máu để bổ huyết, chăm sóc da, tăng cân, thanh lọc cơ thể. Thực tế hiện nay, các lương y sử dụng cây cỏ máu vào các bài thuốc gia truyền để giúp hồi phục sức khỏe và điều trị được rất nhiều bệnh.
Cây cỏ máu là cây gì?
Cây Cỏ Máu từ lâu đã được biết đến như là loại thảo dược giúp bổ máu cho cơ thể và tăng cân rất hiệu quả. Có tên khoa học là Sargentodoxaceae thuộc họ huyết đằng. Được gọi với tên gọi khác như cây bổ máu, dây máu người.
Mô tả hình ảnh cây cỏ máu
Cây cỏ máu là cây thân gỗ, dây leo cao từ 3 đến 4cm, sống nương tự vào những loài cây lớn. Lá kép, mặt trên màu xanh tươi, mặt dưới màu sẫm hơn. Hoa hình chùy, mọc thành từng cụm, dài từ 15 đến 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, quả màu nâu đỏ, hình trứng dài 2cm, được bọc bên ngoài bởi lớp lông mịn.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây cỏ máu đó chính là thân cây rất cứng, khi chặt sẽ tiết ra một lớp nhựa màu đỏ giống với máu. Vì vậy cây có tên là cây cỏ máu.
Khu vực phân bố cây cỏ máu
Cây cỏ máu không phải loài cây mọc hoang vu giống như cỏ dại. Mà cây sinh trưởng dưới những tán cây rừng lớn khác chủ yếu là khu vực rừng nguyên sinh, các vùng đồng bằng và miền núi thấp thì cây này ít xuất hiện.
Chúng được phân bố ở các tỉnh nước ta như: Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Lâm Đồng,…
Hiện nay, nhu cầu sử dụng loại thảo dược này đang tăng cao nên người dân nước ta đã tiến hành khai thác, trồng trọt để bán cho các thương lái.
Nhưng đặc điểm của cây này rất khó trồng, chỉ những cây mọc ở tự nhiên mới đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà chúng ta cần thiết. Nếu khai thác quá nhiều cây sẽ dần cạn kiệt và tuyệt chủng.
Thành phần trong cây cỏ máu
Milletol là thành phần chứa nhiều nhất trong cây cỏ máu.
Chất nhựa, tanin, glucozit là các dưỡng chất chứa trong rễ, vỏ, hạt.
Bên cạnh đó, cây còn có một thành phần hoạt chất khác như β-sitosterol, daucosterol, medicagol, ononin, daidzein,… cùng một số thành phần dưỡng chất khác.
Thu hái cây cỏ máu
Khoảng thời thu hoạch cây cỏ máu thường là vào thời gần cuối năm, từ tháng 8 đến tháng 10.
Cách chế biến cây cỏ máu thành thuốc
- Sau khi thu hái, bỏ lá, hoa, hạt và rửa sạch.
- Thái lát rồi phơi khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng giống với nước trà hàng ngày.
Tác dụng của cây cỏ máu
Với nhiều thành phần có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cây cỏ máu mang lại những công dụng sau:
- Tác dụng của cây cỏ máu điển hình và tiêu biểu nhất đó chính là bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, mạnh gân xương.
- Tác dụng của cây cỏ máu điều trị các bệnh về xương khớp.
- Hỗ trợ và điều trị các bệnh tim mạch.
- Cây cỏ máu có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng tuần hoàn máu.
- Cây cỏ máu có tác dụng giúp điều tiết kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
- Điều trị các dạng viêm khớp thấp, nhức khớp.
- Tác dụng của cây cỏ máu rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
- Người gầy yếu, suy nhược cơ thể sử dụng rất tốt.
Cây cỏ máu chữa bệnh gì?
Bài thuốc từ cây cỏ máu đã xuất hiện từ lâu đời, được dân gian áp dụng rất hiệu quả và truyền lại cho thế hệ ngày nay. Cùng tìm hiểu những bài thuốc trị bệnh liên quan đến thảo được bổ huyết sau đây.
Cây cỏ máu chữa trị đau lưng, mỏi gối
Chuẩn bị 1 thang thuốc với các nguyên liệu sau: cỏ máu 16 gram, cẩu tích, xuyên khung, tục đoạn, dây đau xương mỗi vị 12 gram. Rửa sạch tất cả và đem sắc với nước, sử dụng từ 2 đến 3 lần trong 1 ngày, uống từ 6 thang trở lên tác dụng sẽ thể hiện rõ rệt.
Cây cỏ máu chữa cơ thể yếu, đổ mồ hôi trộm
Dùng 90 đến 100 gram cây cỏ máu rửa sạch và đun sôi để uống. Có thể cho thêm 1 đến 2 quả trứng gà luộc xong rồi nấu chung với nước canh cỏ máu, dùng liên tục từ 5 đến 7 ngày.
Cây cỏ máu chữa bệnh thiếu máu não, kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt
Dùng 16 gram cỏ máu, 12 gram ích mẫu, 10 gram ngưu tất, 6 gram nghệ vàng, sắc với nước sử dụng hàng ngày. Sử dụng từ 5 đến 10 ngày trở lên giúp cải thiện tình trạng lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Cây cỏ máu điều trị đau dạ dày
Đem 16 đến 20 gram sắc lấy nước thuốc uống hoặc đem ngâm rượu. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc khác sau: rau má khô, cây cỏ máu, hà thủ ô, hoài sơn, cam thảo, ý dĩ, đỗ đen mỗi vị 12 gram, đảng sâm 16 gram, đem tất cả đun sôi với nước đổ ngập dược liệu và sử dụng sẽ giúp người có bệnh đau dạ dày cải thiện bện tình rõ rệt ngay.
Cây cỏ máu chữa bệnh đau lưng
Các nguyên liệu để dùng với bài thuốc này đó chính là: cỏ máu, rễ trinh nữ, tỳ giải, ý dĩ mỗi vị 16 gram, cỏ xước 12 gram, rễ lá lốt, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 8 gram, trần bì 6 gram.
Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đem sắc với nước uống sử dụng hàng ngày. Sau vài ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt đến bất ngờ.
Cây cỏ máu giúp tăng cân bồi bổ sức khỏe cơ thể
Từ xưa người dân tộc miền núi đã sử dụng bài thuốc này. Đó chính là dân tộc Rục, họ coi loại thảo dược này như tâm huyết cả đời, rất trân trọng.
Dùng 50 gram cây cỏ máu đem sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 1 lít là có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng 1 thang, uống từ 2 đến 3 tháng.Vì là thuốc nam tự nhiên, nên cần phải sử dụng đều đặn và kiên trì thì mới có tác dụng đạt cao nhất được.
Cách sử dụng cây cỏ máu
- Lấy khoảng 20 – 40gram Cây Cỏ Máu khô, rửa sạch.
- Đun sôi với 1 lít nước, sắc cạn còn 600ml nước và sử dụng làm thức uống hằng ngày.
Cây Cỏ Máu sau khi đun lấy nước có màu đỏ tươi, vị hơi chát nhưng ngọt hậu, tính mát, rất dễ sử dụng.
Cách sử dụng cây cỏ máu cho phụ nữ sau sinh
Hiện nay với việc y học hiện đại đã phát triển rất mạnh thì không thể phủ nhận cách dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh. Nhưng bên cạnh đó, các loại cây cỏ thiên nhiên xung quanh chúng ta có tác dụng không kém cạnh thậm chí có thể tốt hơn và trong số đó có cây cỏ máu.
Từ xa xưa, dân gian đã dùng để bổ sung khí huyết, giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu, đào thải độc tố ra bên ngoài. Phụ nữ sau sinh thì cơ thể suy nhược rất nhiều và hay xảy ra tình trạng thiếu máu vì vậy áp dụng bài thuốc sau để cải thiện việc này:
Dùng 100 gram cỏ máu khô nấu với 2 lít nước, đun thật kỹ trong vòng 30 phút. Sử dụng nhiều lần trong ngày, tuy có màu đỏ nhìn hơi khó chịu nhưng thảo dược rất ngọt và có tính mát nên rất dễ dùng.
Cách sử dụng cây cỏ máu ngâm rượu
Có rất nhiều cách sử dụng cẩy cỏ máu, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 cách đó chính là nấu thành nước thuốc và ngâm rượu sử dụng. Sau đây là toàn bộ cách ngâm rượu cỏ máu từ khâu chuẩn bị đến bước thực hiện:
Lựa chọn cỏ máu
Cỏ máu là một trong những loại rất sạch, vì vậy quá trình sàng lọc chọn lựa thảo dược này để ngâm rượu cũng không có gì quá khó khăn và lo lắng. Nhưng cũng không nên quá chủ quan, khi mua phải chọn những cây không bị nấm mốc, có dấu hiệu bất thường so với các cây còn lại thì phải loại bỏ ngay.
Chuẩn bị bình ngâm rượu
Lựa chọn bình ngâm rượu cũng rất quan trọng. Nó có nhiều chất liệu, hình dáng, kích thước khác nhau. Nên chọn loại bình thủy tinh hoặc bằng chất liệu sành, miệng bình vừa phải không quá lớn tránh việc bay hơi rượu làm mất mùi thơm.
Thường thì ngâm rượu có rất số ít người sử dụng bình nhựa bởi vì để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chọn rượu ngâm
Chọn loại rượu nguyên chất, từ 40 đến 45 độ, không nên chọn loại rượu có độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách ngâm rượu cây cỏ máu
- Khi mua cỏ máu về rửa lại 1 lần nữa thật sạch với nước và để ráo.
- Dùng dao thái thành từng miếng nhỏ khoảng 0,5cm.
- Đem cỏ máu ra phơi nắng đến khi thật khô.
- Sao vàng hạ thổ sau đó để nguội và cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 0,5 kg cỏ máu tương ứng với 5 lít rượu.
- Sau 3 tháng là có thể sử dụng được.
Đối tượng sử dụng cây cỏ máu
- Người có thể trạng gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao động nặng, mệt mỏi, thiếu máu.
- Người thường xuyên phải sử dụng bia rượu.
- Người người gầy khó tăng cân, kém ăn, ngủ không ngon giấc.
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, ứ huyết.
- Phụ nữ sau sinh, thiếu máu, mất sữa.
- Bệnh nhân tê thấp, đau nhức xương khớp
- Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, mát gan, giải độc gan
Cây cỏ máu có tác dụng phụ không?
Cây cỏ máu có tác dụng phụ không? Cỏ máu không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào đáng kể. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn nó với cây kê huyết đằng.
Cây cỏ máu có vẻ ngoài khá giống vói kê huyết đằng nên thường xuyên bị nhầm lẫn. Vì vậy, cần phải hết sức lưu ý những điều sau, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
- Cây cỏ máu có đường vân đỏ tròn đầu thân gỗ, kê huyết đằng không phải thân gỗ dây to, đường viền và các vòng xoắn của cây không đều.
- Trẻ dưới 3 tuổi không được sử dụng, những trường hợp bị huyết hư.
- Phụ nữ sau sinh, thiếu sữa, sữa loãng thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh mua nhầm kém chất lượng dẫn đến tốn thời gian vô ích mà dùng không hiệu quả.