Cốt khí củ là củ của cây cốt khí củ (hổ trượng căn) được dùng cho bài thuốc công dụng chữa bệnh viêm gan, đau xương khớp,…
Cốt khí củ (củ cốt khí) là gì?
Cốt khí củ là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,6-1m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2.2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng.
Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thăt nhon, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hơi dẹp lại, mép nguyên, dài 6-12cm, rộng 4-8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài 1-3cm, bẹ chìa ngắn.
Củ cốt khí có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường sử dụng gần hết cả cây để làm nguyên liệu chữa bệnh.
Phân bổ, thu hái và chế biến cốt khí củ
Cây cốt khí mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt rất nhiều ở Sâp. Mọc hoang ở đồi núi hoặc đường. Miền đồng bằng có mọc và được trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng củ, rất dễ mọc.
Trồng thử ở đồng bằng, chúng tôi thấy cây ra hoa vào các tháng 8-9, ra quả vào các tháng 9-10. Thường người ta ít chú ý vì hoa quả rất nhỏ cho nên ít người trông thấy nên thường người ta nói cây này không có hoa.
Mùa thu hoạch quanh năm, nhưng tôt nhất vào mùa the (tháng 8-9), có nơi thu hái vào các tháng 2-3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Vị thuốc dài ngắn không đều, thường dài 1-8cm, đường kính 0,6-2cm, mặt ngoài màu nâu vàng. Khi bẻ hay cắt ngang có màu vàng, mùi không rõ, vị hơi đắng.
Thành phần của cốt khí củ (củ cốt khí)
Phần rễ của cây củ cốt khí, cũng là phần dùng làm dược liệu chữa bệnh nhiều nhất chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời như: emodin, monometyl ete, antraglucozit, bên cạnh đó còn có các chất giúp hỗ trợ ung thư như tannin, polygonin, đây đều là các chất rất tốt cho sức khỏe và cơ thể.
Dược liệu có vị hơi đắng, pha chút chua chua, tính mát nên rất tốt cho việc giải độc, chữa đau nhức.
Cây cốt khí củ có tác dụng gì?
Cốt khí củ có tác dụng chữa phong thấp, viêm khớp, đau chân
Dùng cốt củ khí với gối hạc, lá bìm bịm, mỗi loại khoảng 30 gam rồi đem sắc uống với nước. Cốt củ khí có tác dụng chữa chứng đau nhức xương, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về dãn cơ, dãn xương như chân tay sưng tấy đỏ.
Cốt khí củ có tác dụng giúp chữa viêm gan
Nhiều tài liệu ghi lại, từ thời xa xưa, củ cốt khí đã được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh về gan. Những người da vàng, mụn nhọt mọc nhiều là do chức năng gan bị kém, dẫn đến việc gan bị hỏng, chức năng gan kém, từ đó gan không thể thải độc một cách bình thường được.
Dùng củ cốt khí, lá móng, cùng chút chít, mỗi vị dùng khoảng 17gam, đun lấy nước uống.
Cốt khí củ có tác dụng giúp chữa đau bụng
Dùng củ cốt khí với lá móng, mỗi loại 10 gam, sau đó sắc chung với một chút rượu, chia làm 2 lần uống.
Củ cốt khí chữa đau bụng kinh, huyết ứ.
Lấy củ cốt khí cùng với lá mỏng, sắc uống. Đảm bảo sẽ khỏi ngay sau 2,3 ngày uống thuốc.
Củ cốt khí có tác dụng chữa chấn thương, tụ máu bầm chân tay.
Củ cốt khí chứa thành phần là các chất chống viêm, giúp cơ thể được điều hòa, giảm đau nhức, đồng thời làm tan nhanh các vết tím bầm, tự máu khi bị ngã, va đập. Tránh tình trạng tụ máu lâu gây hại cho cơ thể.
Dùng củ cốt khí khoảng 30 gam, với cây bìm bìm, cây gối hạc mỗi loại 20 gam, mộc thông, đem nấu chung với khoảng 2 lít nước. Đun cho cạn còn 1 lít thì chia làm 2 lần uống sáng chiều. Hoặc dùng cốt khí 10 gam, huyết giác 10 gam đun nước nấu chung, uống. Đem ngâm rượu đều được.
Củ cốt trị có tác dụng giảm sưng vú
Dùng củ cốt khí khoảng 20 gam, mạt muồng 190 gam rễ bồ công anh, lá lốt bạch truật mỗ loại 8 gam. Rồi đem đun nước uống 1 thang/ngày. Trong thành phần các nguyên liệu trên đều có chất tiêu viêm, và bổ trợ cho tuyến vú, giúp giảm xưng vú, đau nhức vú do viêm xưng gây ra.
Củ cốt khí có tác dụng giúp hạ đường huyết, ổn định huyết áp
Nếu cơ thể bị bất ổn do huyết áp lên xuống không ổn định, lượng đường huyết trong cơ thể bị thay đổi nhanh chóng, khiến cơ thể không thể đứng vững, xuất hiện những dấu hiệu như đầu óc choáng váng, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ,…
Khi gặp phải tình trạng này, dùng ngay củ cốt khí với trục diệp, lá tre, gừng tươi, thổi phục linh, mỗi loại 5 gam để dùng. Sẽ giúp cơ thể được điều hòa nhanh chóng.
Lưu ý với củ cốt khí
Không nên lạm dụng củ cốt khí, vì khi quá lạm dụng, cơ thể sẽ rất dễ bị nhờ các loại thảo dược. Sau này nếu mắc phải các bệnh lý thông thường, có thể khó dùng thuốc được.
Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú lên thận trọng. Mặc dù củ cốt khí có tác dụng tốt cho phụ nữ khi giúp điều trị kinh nguyệt không đều, không có kinh hay sưng vú,… nhưng vì tính dược liệu trong củ cốt khí khiến cơ thể dễ mẫn cảm, khó khăn trong việc điều hòa khi mang thai. Vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chữa bệnh tốt hơn.
Trẻ em dưới 13 tuổi, nên hạn chế sử dụng, vì cây có thể gây những đột biến, biến đổi khó khăn mà nhiều người không lường trước được. Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, dùng củ cốt khí có thể kìm hãm, gây ra những biến chứng phức tạp.
Cách dùng, liều dùng cốt khí củ
Củ cốt khí điều trị phong tê thấp, đau xương khớp: Củ cốt khí 19gram, cây bìm bìm 10gram, cây gối hạc 15gram, mộc thông 10gram sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Ngoài cách sắc uống còn có thể dùng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự.
Điều trị trấn thương, tụ máu: Củ cốt khí 15gram, huyết giác 15gram đun nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng huyết giác 100gram, củ cốt khí 100gram ngâm rượu để uống và xoa bóp.
Điều trị bệnh viêm gan cấp: Củ cốt khí 20gram, cây nhân trần khô 20gram đun với 4 bát nước, đun cạn còn 2 bát uống trong ngày.
Điều trị tắc kinh, ứ huyết sau sinh: Củ cốt khí khô 15gram, cây cỏ máu 15gram sắc uống trong ngày.
Đối tượng dùng củ cốt khí
Củ cốt khí lành tính, nên dùng cho nhiều lứa tuổi được.
Người bị bệnh viêm gan, gan yếu, quá trình thải độc gan bị ảnh hưởng,
Người bị bệnh xuất huyết bụng, đau bụng do ứ huyết trong
Người thường xuyên tê thấp, đau nhức xương khớp
Phụ nữ sau sinh bị ứ huyết, phụ nữ đến ngày đèn đỏ