Tên khác: Địa miết (Bản Kinh) Thổ long (Biệt Lục), Bá kỵ trùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Địa bễ trùng, Khả bì trùng, Quá nhai (Bản Thảo Cương Mục), Thổ niết, Thổ trùng, Giá trung, Hôi miết trùng, Thổ miết trùng, Thổ nguyên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Gián đất (Việt Nam).
Tên khoa học: Blatta Orentalis.
Họ khoa học: Blattidae
Tên tiếng Trung: 地 鱉 蟲
Con địa miết trùng
(Mô tả, hình ảnh con địa miết trùng, phân bố, thu bắt, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả
Thuộc động vật chân khớp, loài côn trùng, loài cánh đứng. Cơ thể gồm 3 phần rõ ràng: đầu, ngực, và bụng. Đầu và ngực đều có phần phụ vẩn chuyển. Đầu gồm 6-7 đốt hợp với acron. Các đốt này dình với nhau làm thành một khối. Các đốt đều có phần phụ trừ đốt thứ 1 và thứ 3. Phía dưới đầu có miệng, hai bên có hai mắt kép lớn. Có hai lông dài nhiều lông tơ và tơ có vai trò khứu giác, xúc giác và vị giác. Có 3 đôi chân màu đỏ nâu.
Địa lý:
Hay ở nơi ẩm tối, dưới tủ hoặc trong tủ để thức ăn có dầu, mỡ, đồ ngọt.
Phân biệt:
1- Ngoài con trên ra, con Gián (Stylopyga conucina Hagh., Periplaneta Americana L.) còn được làm thuốc cũng với tên Địa miết trùng.
2- Hiện nay trên thị trường có nơi dùng con Long sắt hay Thủy miết trùng (Cybister japonicus Sharp, Cybister chinensis Mots) ấu trùng gọi là Thủy lão hổ. Sống trong nước ao hồ, sông, dưới cánh có chứa không khí để hô hấp nên có thể xuống nước bắt cá nhỏ ăn, ban đêm bay trên mặt nước. Có tác dụng cường tráng hoát huyết, công hiệu của nó khác với Địa miết trùng, không nên nhầm lẫn.
Thu bắt:
Thu bắt vào tháng 4-10.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng toàn thân của con Gián cái.
Bào chế:
1- Bắt được bỏ trong nước sôi, vớt ra phơi khô cất dùng.
2- Dùng dầu thực vật sao với vỏ trấu, bỏ vào trong một cái thẩu hoặc lu để ở trên đất, trên bỏ nơm tre, Gián nghe thơm bay vào lu không ra được, khi được nhiều rồi thu bắt nhúng vào nước sôi cho chết phơi nắng cất dùng. Hoặc bỏ vào ngâm trong nước lạnh một đêm, đợi đất bùn trong bụng mửa ra sạch, sau đó mới phơi khô thì phẩm chất tương đối tốt hơn. Dùng nguyên, hoặc tán bột bỏ vào trong hoàn tán dùng.
Bảo quản:
Bỏ trong lọ kín, bỏ thêm vào Hoa tiêu và vôi để chống sâu mọt.
Vị thuốc địa miết trùng
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị:
Vị mặn, tính lạnh. Có độc.
Quy kinh:
Vào Can kinh.
Tác dụng:
Phá ứ huyết, tiêu trưng hà, liền xương gãy.
Chủ trị:
+ Trị phụ nữ bế kinh, ứ tích sau khi sinh, gãy xương do chấn thương, khối ụ trong bụng.
Liều dùng: 1-6g.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không có ứ tích cấm dùng.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc địa miết trùng
Trị suy nhược gầy ốm, bên trong khô huyết, da dẻ khô khan, móng tay, móng chân khô, hai mắt đen ám, bế kinh:
Đại hoàng, Giá trùng, Thủy diệt, Manh trùng, Tề tào, Đào nhân, Can tất, Địa hoàng, Thược dược, Cam thảo, Hoàng cầm, Hạnh nhân, Mang tiêu, Tán bột trộn mật làm viên uống với rượu (Địa Hoàng Giá Trùng Hòan – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị bạch đái phụ nữ, kinh không thông, đau tức đầy bụng dưới:
Thổ qua căn, Thược dược, Quế chi, Giá trùng, Tán bột uống với rượu. ( Thổ Qua Căn Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị lưỡi sưng đầy tắc cả miệng:
Địa miết trùng, Muối, tán bột sắc uống, (Giá Trùng Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Đau lưng cấp:
Địa miết trùng 9 con sấy khô tán bột, chia uống 2 lần trong ngày.
Bế kinh đau bụng:
Địa miết trùng 20 con, đào nhân 20 hạt, đại hoàng 15g, sấy khô tán bột, luyện mật làm hoàn, chia làm 4 phần, mỗi ngày uống 1 phần chia làm 2 lần.
Đau bụng cấp tính, nổi những khối tròn không tiêu:
Địa miết trùng 2 con, xuyên sơn giáp 15g, đào nhân giã nát 9g, hải tảo 9g, toàn quy 9g, huyền hồ sách 9g, một dược 6g, mẫu lệ sao 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần. Chú ý: Khi dùng phải loại trừ đau bụng ngoại khoa.
Tổn thương do trật đả gây đau nhức:
Địa miết trùng 5g, trạch lan 20g, nga bất thực thảo 20g, sắc uống.
Xơ gan:
Địa miết trùng 6g, đẳng sâm 9g, phục linh 9g, đại hoàng chế 9g, đào nhân 6g, long đởm thảo 6g, chi tử 9g, râu ngô 30g, a giao 9g sao phồng, bột xuyên sơn giáp 1,2g (uống ngoài), sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ung thư gan:
Đại hoàng giá trùng hoàn (một loại thuốc hoàn trong thành phần có Địa miết trùng) uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4,5g với nước ấm.
Các tổn thương do trật đả nhưng không có hiện tượng sưng đỏ:
Địa miết trùng 120g, đương quy 90g, xuyên khung 90g, hồng hoa 60g, phòng phong 60g, chế nam tinh 60g, bạch phụ tử 60g, tất cả sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1,5g.
Lao hạch:
Địa miết trùng tươi, trần ngõa hoa, hai thứ giã nát đắp vào tổn thương.
Làm xương gãy nhanh liền:
Địa miết trùng sao tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 6 – 9g với nước ấm.
Bí tiểu tiện:
Địa miết trùng 10 con bỏ chân rang vàng, mộc thông10g, xa tiền 10g, kinh giới 10g, đăng tâm 10g, sắc uống. Hoặc Địa miết trùng đâm với củ kiệu hoặc lá hành, củ tỏi, hoà với dầu vừng đắp vào rốn.