Tên thường gọi: Ngư tinh thảo còn gọi là Dấp cá, diếp cá, Sầm thảo (Ngô Việt Xuân Thu), Tử bối ngư tinh thảo (Phục Quy Nham Bản Thảo), Tử sầm (Cứu Cấp Dị Phương), Xú trư sào (Y Lâm Toản Yếu), Xú tinh thảo (Tuyền Châu Bản Thảo), Cửu tiết liên (Lãnh Nam Thái Dược Lục).
Tiếng trung: 魚 腥 草
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.
Họ khoa học : Lá Giấp (Saururaceae).
Cây ngư tinh thảo:
(Mô tả, hình ảnh cây dấp cá, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả cây:
Cây dấp cá là một loại cây thân thảo, mọc lâu năm, thích chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hoặc nhọn hẳn. Hoa nhỏ mầu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc mầu trắng. Trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở vào mùa hạ, vào các tháng 5-8.
Phân bố:
Rấp cá Mọc hoang ở những nơi ẩm thấp.
Bộ phận dùng:
Lá và Toàn cây.
Thu hái :
Ở Việt nam có thể hái ăn sống vào bất kỳ lúc nào, vào mùa hè, thu, lúc cây xanh tốt. Hái về, bỏ hết rễ, phơi khô là được.
Bào chế:
Nhặt bỏ tạp chất và rễ tàn, rửa mềm rồi cắt từng đoạn, phơi khô dùng dần.
Bảo quản:
Để chỗ khô ráo, thoáng gió
Thành phần hoá học:
+ Decanoyl acetaldehyde, Lauric aldehyde, Methyl – n – Nonykelton, Myrcene, Capric aldehyde, Capric acid, Cordarine, Calcium sulfate, Calcium Chloride, Isoquercitrin, Quercitrin, Reynoutrin, Hyperin (Trung Dược Học).
+ Methyl-n-nonylketone, Camphene, Myrrcene, Limonene, Borrnyl acetate, Carryophellene (Lưu Vĩnh Giám, Thực vật Học Báo 1979, 21 (3) : 244).
+ Afzelin, Hyperin, Rutin, Chlorogenic acid, Beta-Sitosterol, Stearic acid, Oleic acid, Linoleic acid (Takagi Shugo và cộng sự, C A 1979, 91 : 62628y).
+ Quercitrin, Isoquercitrin (Thôn Hùng Tứ Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1953, 73 (3) : 196).
Tác dụng dược lý:
+ Thanh nhiệt độc, tiêu thủng, thấm thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nướcsắ Ngư tinh thảo in vitro có tác dụng kháng Streptoccocus pneumonia và Staphylococcus aureus nhưng kém hiệu quả đối với Shigella, Salmonella và E. Coli. Nướcsắc Ngư tinh thảo cho chuột bị lao uống thấy giảm mức tử vong (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng Virus: Nướcsắc Ngư tinh thảo có tác dụng kháng sự phát triểncủa cúm và virus Echo ở người (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ sinh dục – tiết niệu: Nướcsắc Ngư tinh thảo được dùng cho thận cóc bị tổn thương hoặcchân ếch bị tổn thương thấy có tác dụng gĩan mạch và tăng bài tiết nướctiểu (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Chích dưới da dịch Ngư tinh thảo có tác dụng giảm ho nhưng không long đờm hoặc giãn phế quản (Trung Dược Học).
Vị thuốc ngư tinh thảo:
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)
Tính vị:
Vị chua, tính hơi hàn (Trung dược học)
Quy kinh:
Túc quyết âm can Can, Thủ thái âm phế (Trung dược học)
Liều dùng: 15-60g
Công dụng:
Thanh nhiệt, tiêu thũng, thấm thấp
Lợi thấp, thanh nhiệt,hoá đờm, chỉ khái. Trị phế ung, phế quản viêm, sốt rét, ho gà, kiết lỵ, ruột dư viêm, đường tiểu viêm, trẻ nhỏ bị phúc tả (tiêu chảy), trúng thử, cảm, amiđan viêm, túi mật viêm, mụn nhọt, trùng thú độc cắn (Phúc Kiến Dược Vật Chí).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ngư tinh thảo
Trị sốt ở trẻ em
Các bà mẹ nuôi con nhỏ thường rất sợ cho trẻ nhỏ dùng thuốc tây trong các trường hợp sốt, cảm cúm vì lo ngại thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Vì thế diếp cá được sử dụng như một loại thuốc thay thế, dùng trong trường hợp trẻ bị sốt khá hiệu quả. Dùng 30g diếp cá, rửa sạch, giã nát, cho đun sôi. Tiếp đó, dùng bã đắp lên thái dương của trẻ, nước cũng có thể dùng để uống, giúp hạ nhiệt rất tốt.
Trị bệnh trĩ
Cách dùng: Để điều trị bệnh trĩ bạn có thể ăn kết hợp rau diếp cá trong các bữa ăn hằng ngày, hoặc bạn cũng có thể nấu nước để xông hay đắp tại chỗ.
Điều trị da liễu:
dịch chiết Ngư tinh thảo bôi tại chỗ có tác dụng đối với bệnh ngoài da, đặc biệt là với Herpes đơn thuần (Trung Dược Học).
Điều trị bệnh hệ hô hấp:
Nước sắc Ngư tinh thảo dùng có hiệu quả trong nhiều nghiên cứu về phế cầu khuẩn. Nước sắc Ngư tinh thảo liều cao (đến 80g) dùng có hiệu quả đối với áp xe phổi. Nướcsắc Ngư tinh thảo được dùng trị bệnh ứ trệ ở phổi. Nhiều kết quả tương tự trong điều trị với chất Decanoyl acetaldehyde. Nhiều kết quả khả quan hơn được thực hiện bằng cách chích dịch Ngư tinh thảo vào các huyệt Khúc trì (Đtr. 11), Định suyễn, kèm giác hơi các huyệt Thận du (Bq.23) và Cao hoang du (Bq. 38) (Trung Dược Học).
Trị trúng thử, phục nhiệt, phiền loạn hôn mê bất tỉnh (Phúc Quy Nhai Bản Thảo).
Trị các chứng viêm ở phổi :
Dùng bài: Ngư tinh thảo Cát cánh thang ( Ngư tinh thảo 40g, Cát cánh 20g sắc uống hoặc tán bột uống).
Ngư tinh thảo 40g, trứng gà 1 cái. Cho thuốc ngâm vào nước 1 chén, ngâm 1 tiếng đồng hồ rồi sắc lên (không sắc lâu) bỏ xác cho trứng khuấy đều, ăn mỗi ngày 1 lần từ nửa tháng đến 1 tháng.
Chữa viêm âm đạo
Rấp cá + bồ kết + tỏi Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa).
Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
Trị ho lao có máu, ho đờm có mủ.
Ngư tinh thảo tươi 80g, phổi lợn 1 cái, nấu chín ăn cả nước, cứ 2 – 3 ngày 1 lần, uống 3 – 5 lần
Trị áp xe phổi
Ngư tinh thảo 30g sắc uống lúc nóng, ngày 1 lần
trị các bệnh áp xe phổi, lao phổi, giãn phế quản, viêm phế quản đều có kết quả
Trị hội chứng thận hư:
mỗi ngày dùng Ngư tinh thảo khô 100g, trụng nước sôi hoặc sắc nhỏ lửa ít phút uống thay nước chè (Tạp chí Trung y Sơn tây 1988,2:20)
Trị lóet cổ tử cung:
Ngư tinh thảo và Băng phiến trộn làm dạng mỡ vaselin bôi trị 670 ca, kết quả đạt 86,2 – 99,3% (Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1983,3:24).
Trị viêm mũi teo:
Dùng nước cất Ngư tinh thảo nhỏ mũi hàng ngày trị 33 ca viêm mũi teo có kết quả tốt (Tạp chí Tân y dược học 1977,7:34).
Trị Tả lị: dùng Ngư tinh thảo tươi 80g (nếu khô 40g) sắc nước uống gia đường uống trị nhiệt tả lî mùa hè, viêm ruột cấp, lî cấp.
Trị viêm đường tiểu, sỏi tiết niệu
Thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, dùng bài: Ngư tinh thảo, Xa tiền tử 20g, Kim tiền thảo 40g, sắc uống. Rễ Ngư tinh thảo tươi 80g giã nát, ngâm vào nước vo gạo 1 chén trong 1 giờ bỏ bã uống ngày 2 lần trong 2 ngày, trị nhiệt lâm và viêm tuyến tiền liệt cấp. 9.Trị ung thư: phối hợp với Đông quỳ tử, Thổ phục linh, dùng bài: Ngư tinh thảo 24g, Đông quỳ tử 40g, Thổ phục linh 40g, Hạn liên thảo 24g, Cam thảo 6g sắc uống, trị ung thư phổi.
Có báo cáo dùng Ngư tinh thảo làm chủ dược chế bài thuốc trị ung thư máu có kết quả. ho có mủ máu, đờm tanh hôi, đại trường có nhiệt độc, trĩ lở loét (Trấn Nam Bản Thảo).
Ngăn ngừa mụn với rau diếp cá và muối
Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt. Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
Tham khảo:
Phối hợp và chỉ định
+ Điều trị da liễu: dịch chiết Ngư tinh thảo bôi tại chỗ có tác dụng đối với bệnh ngoài da, đặc biệt là với Herpes đơn thuần (Trung Dược Học).
+ Điều trị bệnh hệ hô hấp: Năng suất sắc Ngư tinh thảo dùng có hiệu quả trong nhiều nghiên cứuvề phế cầu khuẩn. Nướcsắc Ngư tinh thảo liều cao (đến 80g) dùng có hiệu quảđối với áp xe phổi. Nướcsắc Ngư tinh thảo được dùng trị bệnh ứ trệ ở phổi. Nhiều kết quả tương tự trong điều trị với chất Decanoyl acetaldehyde. Nhiều kết quả khả quan hơn được thực hiện bằng cách chích dịch Ngư tinh thảo vào các huyệt Khúc trì (Đtr. 11), Định suyễn, kèm giác hơi các huyệt Thận du (Bq.23) và Cao hoang du (Bq. 38) (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ
+ Hư hàn: không dùng (Trung Dược Học).
+ Mụn nhọt thể âm: không dùng (Trung Dược Học).