Đinh Lăng
Đinh lăng được dân gian ví như nam dương sâm “loại nhân sâm tự nhiên của người Việt Nam” . Củ đinh lăng tươi là bộ phận quý giá nhất của loài cây này.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Viện Khoa học Dược phẩm, Trường Đại học Y khoa Hiroshima, Nhật Bản – Từ lá và rễ của Polyscias frnomosa, 08 saponin axit oleanolic mới có tên là polysciosides A đến H đã được phân lập cùng với 03 saponin đã biết. Các cấu trúc của saponin được thiết lập bằng phương tiện dữ liệu quang phổ .
Có mấy loại rễ đinh lăng tươi
Theo wikipedia chi đăng lăng có tới hơn 100 loại tất cả .
Theo kinh nghiệm dân gian, đinh lăng chủ yếu được phân thành 2 loại là đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ:
- Đinh lăng nếp: Lá nhỏ, củ lớn, thơm và tốt hơn đinh lăng tẻ
- Đinh lăng tẻ: Lá to, ít thơm, không tốt bằng đinh lăng nếp
Vì vậy, khi dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu người ta thường ưu tiên chọn mua đinh lăng nếp. Những người trồng đinh lăng cũng vậy, bao giờ người trồng cũng chọn giống đinh lăng nếp để trồng.
Tác dụng của củ đinh lăng theo kinh nghiệm dân gian
- Bổ ngũ tạng
- Bổ máu
- Giảm đau, tiêu sưng
- Tăng cường sức khỏe (Tác dụng này gần giống tác dụng tăng lực của nhân sâm)
- Kích thích ăn uống
- Giúp tăng cân
- Không làm tăng huyết áp
Những tác dụng trên đều dựa vào kinh nghiệm dân gian và thông tin trên trang Y học cổ truyền – VIỆN THÔNG TIN – THƯ VIỆN Y HỌC TRUNG ƯƠNG .
Cách dùng rễ đinh lăng tươi
Theo kinh nghiệm dân gian, cách dùng củ đinh lăng tươi phổ biến nhất là ngâm rượu. Cách ngâm như sau:
Chuẩn bị:
- Đinh lăng tươi 01 củ
- Bình ngâm 01 bình miệng lớn
- Rượu gạo 20 lít (Loại 40 độ)
Cách ngâm:
- Để nguyên củ, rửa xịt thật sạch đất cát
- Để dáo nước
- Trạm khắc, cắt tỉa hình để tạo thế (nếu có)
- Bỏ cả bộ củ tươi vào bình có miệng lớn
- Đổ rượu ngập hết toàn bộ củ
- Đậy mắp kính
- Ngâm trong thời gian khoảng 2 tháng trở lên là dùng được.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.