Tên khác : Đùng đình, Đủng đỉnh
Tên khoa học Caryota mitis Lour., thuộc họ Cau – Arecaceae.
Cây Đùng đình
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Thân cột nhiều do cây đâm chồi từ gốc, 2-10m, dày 15cm. Lá dài 1,5-3m, bẹ lá có nhiều sợi; cuống chung to, có rãnh, cuống phụ hình dải có một lớp đệm mọc ở gốc, dài 60-80cm, với các đoạn lá dài, hình trái xoan, thuôn, dài 15-20cm, cụt nghiêng. Cụm hoa bông mo dài 30-40cm, có nhiều nhánh, rất dày hoa, dài 25cm; mo 4-6, dạng bao. Quả hình cầu, đường kính 14-15mm, nhẵn, đen có đốm, mang đầu nhuỵ dạng đĩa. Hạt đơn độc, hình trứng, dài 8-10mm.
Hoa tháng 3-4 và tháng 11-12.
Bộ phận dùng:
Sợi mềm của bẹ lá – Petiolus Caryotae.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc phổ biến khắp nước ta, trong các thung lũng đá vôi, ở chân núi, ven đường đi trong rừng ẩm, dưới tán cây gỗ. Cũng thường được trồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ.
Vị thuốc Đùng đình
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị – qui kinh
Đang cập nhật.
Công dụng:
Lá dùng để trang trí, Chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn, và từ thân, người ta có thể lấy bột cọ. Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.
Vỏ của cây đủng đỉnh thường được kết hợp với một số dược liệu trong đông y để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt, ..
Rễ cây đủng đỉnh thường được sử dụng để trị các bệnh về răng miệng, đặc biệt là triệu chứng nhức răng.
Hoa của cây đủng đỉnh còn được dùng để làm chất gội đầu, giúp ngăn ngừa gàu và kích thích sự mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Sử dụng lõi của cây đủng đỉnh chế biến làm thức ăn, có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày như viêm loét dạ dày, các triệu chứng ngộ độc. Ngoài ra còn có thể chữa được một số triệu chứng đau nửa đầu, sưng thấp khớp…
Rượu trái cây đủng đỉnh có những tác dụng trị các chứng bệnh về xương khớp, đặc biệt là trị bệnh thấp khớp, đau nhức xương rất hiệu quả, ai cũng có thể áp dụng và làm được, với nguyên liệu có sẵn dồi dào.
Rượu cây đủng đỉnh còn giúp cho việc lưu thông máu lên não được tốt hơn. Ngoài ra còn giúp ích cho hệ tiêu hóa, giúp đánh tan triệu chứng khó tiêu, ợ chua, đầy bụng, …
Tham khảo
Ghi chú:
Còn có cây Đùng đình cánh dính – Caryota sympetala Gagnep ở các tỉnh miền Trung có lõi thân mềm cũng ăn được và góp phần chống đói khi giáp hạt.
Tác dụng của trái cây đủng đỉnh ở các nước
Ở vùng núi cao khi không lương thực thì con người sử dụng trái đủng đỉnh làm thức ăn, làm rau. Bộ phận dùng để làm rau của cây đủng đỉnh đó chính là hủ cây. Có thể chế biến các món ăn tương tự như củ hủ dừa.
Nhiều nước trên thế giới như Ấn độ, Thái Lan, Châu úc người ta biết dùng trái đủng đỉnh để chế ra nước giải khát rất ngon và bổ dưỡng, đặc biệt là món lạ đối với nhiều khách du lịch. Thông thường để làm nước giải khát, người ta trồng với diện tích lớn đủng đỉnh, sau đó hứng lấy nhựa cây để u lên men làm nước giải khát hoặc có thể uống trực tiếp. Ngoài ra, còn có thể sử dụng nhựa cây đủng đỉnh ủ với sữa trâu, bò để tạp ra một loại yaourst đặc biệt.
Đặc biệt bạn hay bắt gặp cây đủng ở Ở Việt Nam dùng để làm cảnh, đủng đỉnh thường được trồng để làm cảnh trong sân vườn của nhà, trồng ở dọc đường phố, các khu chế xuất, khách sạn, …
Lá cây đủng đỉnh thường được dùng để trang trí trong các dịp lễ hội ở nhiều vùng nông thôn. Dựng một cổng chào, người ta dùng thân tre làm sườn và dùng lá đùng đình để kết lợp trang trí. Lá đùng đình cũng được sử dụng làm chổi quét nhà, sân vườn. Nhiều nông dân treo những bó lá đùng đình trong chuồng gia súc với quan niệm trừ khử những rủi ro có thể đến bất chợt cho gia súc của họ. Cũng có người treo lá đùng đình trước hiên nhà và tin rằng sẽ trừ được sự đột nhập của ma quỷ.
Biết được quả đùng đình gây ngứa, nhiều trẻ con đi nhặt về ném cho gà ăn gây ngứa cổ gáy khan, cho dù đó là gà mái, xem đây là một trò chơi thú vị.
Công dụng của Trái đủng đỉnh ngâm rượu
Trái đủng đỉnh khá nhỏ, tròn, khi còn non có màu xanh, về già có màu cam, tím đậm và khi chín thì chuyển dần sang màu đỏ tươi. Thông thường màu của quả đủng đỉnh thường bị biến đổi theo thời kì phát triển của cây. Trong dân gian, quả đủng đỉnh được xem là một loại thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe và có thể dùng để chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Mặc dù có nhiều cách dùng khác nhau, nhưng trái đủng đỉnh ngâm rượu vẫn là phương pháp phổ biến nhất vì đơn giản, dễ thực hiện và thời gian bảo quản lâu.
Loại rượu này có khá nhiều công dụng như:
– Rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu…
– Trị bệnh thấp khớp, mỏi gối, đau nhức xương khớp
– Giúp lưu thông máu lên não để làm trái đủng đỉnh ngâm rượu bạn có thể thực hiện theo những cách sau đây:
Nguyên liệu:
– Quả đủng đỉnh: nên chọn cả trái xanh và trái chín, vì trái xanh có nhiều nhựa và trái chín có khá nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. Kết hợp lại rượu sẽ ngon và tốt hơn (chọn khoảng 5kg quả)
– Đường phèn: 0,5 kg (có thể thay bằng đường kính trắng)
– Rượu: Chọn rượu có nồng độ trên 40 độ, tốt nhất nên chọn rượu nếp ngâm
– Bình ngâm: Chọn loại bình có dung tích phù hợp với số lượng quả đủng đỉnh bạn định ngâm. Nên ưu tiên các loại bình thủy tinh vì trông rượu sẽ ngon và đẹp mắt hơn.
Cách thực hiện:
– Qủa đủng đỉnh đem rửa sạch, nên rửa thật nhẹ nhàng cho quả không bị dập, nát. Sau đó để ráo nước
– Cho đủng đỉnh ra thau, bóp nát cùng với đường phèn (không cần quá nát)
– Cho hỗn hợp trên vào bình đậy nắp thật kín để từ 4 -5 ngày để lên men
– Đổ 3 – 4 lít rượu trắng vào, ngâm khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng Để rượu đủng đủng có thể sử dụng được lâu nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.