Tên khác: Tên thường gọi: Giáng hương, Giáng hương chân, Giáng hương quả to, Song lã.
Tên tiếng Trung: 降香
Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz.
Họ khoa học: Thuộc họ Ðậu – Fabaceae.
Cây Giáng hương
(Mô tả, hình ảnh cây Giáng hương, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả:
Cây gỗ cao 25-30cm. Lá kép lông chim; lá chét tới 13 mờ, có lông, màu tro ở mặt trên. Hoa thành chùm ở nách lá, dài 9cm hay hơn. Quả rộng 6-7cm, có răng nằm ở dưới các hạt tách với cuống quả bởi một đường thẳng 2cm. Gờ lồi gần như ở giữa, nối với cuống bởi một cạnh hơi gập vào.
Quả tháng 1-2.
Bộ phận dùng:
Nhựa và rễ cây – Resina et Radix Plerocarpi Macrocarpi.
Nơi sống và thu hái:
Loài phân bố từ Mianma tới Nam Việt Nam và Campuchia. Ở nước ta, cây thường gặp trong rừng thưa từ Ðắc Lắc, Khánh Hoà tới Ðồng Nai.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh. Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa, được sử dụng để trám răng. Nhựa cây này cũng có thể dùng để nhuộm. Gỗ Giáng hương có màu nâu hồng mịn, đẹp và thơm, thường được dùng đóng gỗ quý.