Tên thường gọi: Hải phong đằng, Thanh phong đằng, Kasura stem, futokadsura stem.
Tên tiếng Trung: 海风藤
Tên dược: Caulis piperis futokadsurae.
Tên khoa học: Piper futokadsura Sieb et Zucc
Cây Hải phong đằng
(Mô tả, hình ảnh cây Hải phong đằng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả
Cây leo, leo trên các cây trên núi, vách đá, cây màu xanh tím, lá màu xanh đậm, giống lá mơ. Lá mọc xen kẽ, lá dài 5-8cm, rộng 3-5 cm, lá xanh tốt quanh năm, bốn mùa không khô héo. Hoa nở vào tháng 5-6. Hoa đơn tính, không có bao hoa. Thân và lá có mùi thơm.
Phân bố
Hải phong đằng chưa thấy trồng và khai thác ở Việt Nam phần nhiều còn được nhập từ Trung Quốc.
Phân biệt
Cần phân biệt khi mua vị Hải phong đằng nhìn qua giống như dây Gùi, dây Gắm, nhưng có mùi rất thơm đặc trưng.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
Thân cây thu vào mùa hè hoặc thu, phơi nắng và thái thành lát, cây có màu nâu, mùi thơm, không mốc, mọt là tốt.
Vị thuốc Hải phong đằng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị:
Vị cay, đắng và hơi ấm.
Qui kinh:
Vào kinh can.
Công dụng
Trừ phong và thấp thông các kinh
Liều dùng:
Ngày dùng 5-10g.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của vị thuốc Hải phòng đằng
Chữa phong thấp đau nhức, thần kinh tọa:
Hải phong đằng 14g, Một dược 12g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 6g, Một dược 6g, Nhũ hương 6g, Phòng phong 8g, Tang chi 8g, Đương qui 12g, Xuyên khung 12g, Hoàng kỳ 12g. Tác dụng: khu phong, tán hàn, trừ thấp. (Quyên Tý Thang Gia Giảm- Y Học nhập môn).
Chữa trúng phong bại liệt:
Cẩu tích 12g, Đỗ trọng 8g, Hải phong đằng 14g, Mộc qua 8g, Ngưu tất 8g, Quế chi 4g, Quy vĩ 4g, Tang chi 4g, Tần giao 4g, Thục địa 20g, Tục đoạn 4g, Tùng tiết 4g. Sắc uống ngày một thang. (Cẩu Tích Ẩm – Y Lược Giải ẩm).
Trị hội chứng phong thấp ngăn trở, biểu hiện như đau và cứng khớp, co thắt gân cơ, đau lưng mỏi gối và đau do chấn thương ngoài:
Hải phong đằng 14g, Hải đồng bì 12g, Tần giao 12g, Tang chi 14g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chữa phong thấp nhức mỏi:
Hoa thiên kim đằng 40mg, Thanh phong đằng 40mg, Lộc vĩ ba 40mg, Đinh công đằng 48mg, Hải phong đằng 48mg, Nhân sâm 4mg, Thiên niên kiện 8mg, Thiên ma 8mg, Cam thảo 32mg, Ba kích thiên 8mg, Mao đông thanh 20mg, Đương quy 20mg, Hắc lão hổ 20mg, Hải long 12mg, Xuyên khung 12mg, Tiên linh Tỳ 12mg, Xuyên đoạn 12mg, Thủ ô 16g. Công dụng: Cường cân hoạt huyết, khử phong kiện cốt, hành khí hoạt huyết, thúc đẩy phục hồi sức khỏe. (Ngự Dụng Tứ Đằng Tố).
Tham khảo:
Chỉ định và phối hợp:
– Hội chứng ứ bế phong thấp biểu hiện như đau và cứng khớp, co thắt gân và cơ, Đau lưng dưới, đau đầu gối và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp hải phong đằng với các vị thuốc có tác dụng trừ phong và hoạt huyết ở các kinh như hải đồng bì, tần giao và tang chi.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng.