Hạt bo bo là quả của cây bo bo,ngày xưa được nhân dân ta sử dụng như một loại lương thực để chống đói. Đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng với tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, chống viêm, trù mủ,…
Hạt bo bo là gì?
Hạt bo bo ngày xưa là một loại thực phẩm có thể dùng làm lương thực thay gạo thóc, lúa mì, lúa mạch. Trong những năm 1979, bo bo trở thành thực phẩm cứu đói cho đồng bào ta khi sản lượng lúa gạo sụt giảm nghiêm trọng. Hạt bo bo thời bao cấp được một số nước như Ấn Độ, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam làm lương thực.
Tên gọi khác: Hạt ý dĩ, mễ nhân , ý dĩ nhân, dĩ thực, cườm gạo, cườm thảo,…
Tên khoa học: Coix lachryma jobi L.
Họ tiếng Việt: Thuộc họ lúa.
Mô tả cây bo bo
Cây bo bo là cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Có hình dáng bên ngoài giống như cây ngô (bắp), nhưng trổ ra nhiều chùm và nhiều hạt ở ngọn. Cây cao trung bình từ 1-2m. Lá bo bo mọc so le, gân lá song song, mặt lá ráp, không có cuống.
Hoa đơn tính cùng gốc: bông hoa đực ngắn, màu lục nhạt, trông tựa một nhánh của bông lúa. Hoa bo bo cái thì nằm trong một lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen.
Quả (hạt) hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng. Quả có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính khoảng 0.5cm, dài 0.5-0.7cm.
Cây này có nguồn gốc ở bán đảo Malaysia và Đông Á. Dược di thực vào Trung Quốc, Việt Nam và miền Nam Hoa Kỳ để làm dược liệu. Loài của Á châu nhiệt đới, mọc hoang và cũng thường được trồng ở bờ nước, bãi, ruộng, các vùng núi, cao nguyên của Việt Nam.
Mô tả dược liệu hạt bo bo
Nhân bên trong hạt được lấy làm dược liệu. Dược liệu tốt phải là các hạt to béo, chắc, màu trắng hoặc trắng ngà, không bị hư hỏng, mối mọt.
Bo bo có hình tròn hoặc bầu dục, mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có một rãng dọc sâu, rộng, màu vàng sẫm. Cuống lõm vào bên trong. Khi đập vớ quả bo bo, bên trong có chất bột màu trắng, không mùi, vị hơi ngọt.
Trái bo bo thường được thu hoạch vào tháng 9-11, khi quả đã già. Khi thu hoạch, không hái trực tiếp trên cây. Người ta sẽ cắt cả cây mang phơi khô, sau khi khi khô, đập cho hạt rơi ra. Đập bỏ vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy nhân bên trong. Đem hạt đi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát làm dược liệu.
Để chế biến dược liệu, có thể lấy hạt sống sao qua với cám. Sao đến khi vàng thì bỏ cám, sau đó đem đi bảo quản. Ngoài ra, có thể dùng nó để nấu cháo, canh, chè,…
Hình ảnh hạt bo bo rất dễ bắt gặp tại bất kỳ đâu ở nước ta. Có thể nhìn thấy cây bo bo trong ruộng vườn, ven các bờ sông, bờ ruộng,… Chủ yếu ở các tỉnh như: Lai Châu, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa,…
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hạt bo bo
Hạt bo bo sau khi được tách vỏ có thể dùng để nấu cháu, nấu canh, nấu chè. Dùng sống thì thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt; sao vàng thì tính bình, bổ tỳ vị, ngừng tả lỵ, chữa phù thũng, tê thấp, phụ nữ bạch đới… Bên cạch đó, nó còn được kết hợp để dùng như một vị thuốc.
Theo Đông Y, bo bo có vị ngọt nhạt, có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, thanh nhiệt, bổ phổi, trừ mủ; thường dùng chữa viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm ruột mạn tính, bạch đới, khí hư, phù thũng, tê thấp, ung thư phổi và dạ dày, áp xe phổi…
Hạt có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt , bổ phế. Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết.
Hạt bo bo có tác dụng gì?
Hạt bo bo đóng vai trò quan trọng và mật thiết với người dân Việt Nam. Nếu như trước đây, nó là nguồn lương thực cứu đói quý giá thì ngày nay, bo bo là vị cứu tinh của rất nhiều bệnh nhân.
Bo bo có tác dụng tốt đối với sức khỏe, thường được dùng để điều trị các bệnh lý như: đau nhức xương khớp, tiểu buốt, rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu chảy,… Ngoài ra, còn được dùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.
Hạt bo bo có tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
Người lớn tuổi hay mắc các chứng viêm đau xương khớp, nhức mỏi cơ thể lúc về trưa và chiều. Để điều trị chứng bệnh này, ta làm như sau:
Lấy 30g bo bo, 20g mỗi vị cam thảo, ma hoàng, hạnh nhân sắc uống với 5 bát nước. Sắc cạn còn phân nửa thì tiếp tục cho thêm 2 bát vào đun tiếp. Đun đến khi còn 1 bát thì ngưng, chắt ra uống khi còn ấm.
Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng đều đặn các triệu chứng đau nhức sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Hạt bo bo có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, vỡ mủ
Để chữa mụn nhọt, vỡ mủ đau rát, ta sắc bài thuốc như sau:
Lấy 50g bo bo, 40g mỗi vị cát cánh, mạch môn, sinh khương, bạch phục linh, đơn bì, 10g cam thảo đất, 20g đan sâm, sinh địa sắc uống.
Dùng mỗi ngày 1 thang sẽ có tác dụng làm khô nhanh vết thương bị vỡ mủ, hết sưng đau nhanh chóng.
Hạt bo bo có tác dụng điều trị áp xe, đau tức ngực sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị đau tức ngực nên sử dụng bài thuốc sau đây:
Lấy khoảng 20g hạt bo bo, sắc uống chung với 10g cam thảo, ngưu tất, thạch hoạt, sinh địa. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc thuốc ngày nào uống hết ngày đó. Dùng khi còn ấm.
Tác dụng của hạt bo bo chữa ho có đờm
Dùng 100g bo bo, cát cánh, cam thảo tác nhuyễn thành bột mịn. Chia nhỏ làm nhiều lần dùng, mỗi lần sử dụng 10g, nấu với gạo nếp để ăn. Dùng sau mỗi bữa ăn chính.
Hạt bo bo có tác dụng chữa phù thũng
Để chữa phù thũng, lấy 20g bo bo, đông qua bì, xích tiểu đậu nấu cháo. Ăn đều đặn giúp điều trị phù thũng rất tốt. Hơn nữa, dùng cháo này giúp thông tiểu, tiểu tiện dễ dàng, thích hợp cho người bí tiểu, tiểu rắt.
Một số bài thuốc sử dụng hạt bo bo
+ Hạt bo bo dùng chữa: áp xe phổi, ruột thừa; viêm ruột ỉa chảy, bạch đới; phong thấp sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
+ Bo bo là thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ.
+ Rễ dùng chữa: Viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận; thủy thũng, phong thấp đau xương, trẻ em ỉa chảy, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế; trừ giun đũa, đau bụng giun. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
+ Ung thư phổi, dạ dày, đại tràng: Hạt bo bo sao vàng 100 g. Sắc uống ngày một thang.
+ Ung thư dạ dày: dược liệu sao vàng, tán bột, ngày uống 40 g.
+ Trẻ em rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, đái đục: bo bo 20 g, hoài sơn đồ sao 10 g tán bột, cho ăn mỗi lần 6-7 g hòa với nước cơm, ngày ăn 2-3 lần.
+ Tiêu chảy mạn tính: sao vàng bo bo 50 g, hạt sen sao vàng 30 g, sa nhân 4 g. Tất cả đem tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần với nước cơm, mỗi lần 10-15 g.
+ Phụ nữ khí hư, bạch đới: bo bo 20 g, rễ cây bấn trắng 20 g sao vàng. Sắc uống ngày một thang.
+ Phù nề, đái đục: bo bo, tỳ giải, thổ phục linh, hạt cây mã đề đều 30 g. Sắc uống ngày một thang.
Cách nấu hạt bo bo
Do hạt bo bo có nhiều lipid, protid hơn Gạo, nhiều protid hơn bột bắp, nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Hoặc kết hợp với hạt sen, mộc nhĩ để hầm với thịt gà ăn vừa ngon vừa bổ. Cũng dùng nấu chè, ăn ngon như chè gạo nếp.
Cách làm hạt bo bo nấu chè
Để nấu chè hạt bo bo giải nhiệt, bổ dưỡng, chị em cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 200g hạt bo bo
- 100g khoai môn
- 100g đường phèn.
- 50g lá dứa
- 1 muỗng cà phê bột năng hoặc bột sắn dây.
- Nước cốt dừa.
Sơ chế nguyên liệu:
- Bo bo ngâm trong nước 4-5 tiếng cho mềm.
- Khoai môn gọt vỏ, thái miếng vuông vừa ăn.
- Lá dứa rửa sạch.
- Bột năng hòa với nước cho sền sệt.
Thực hiện:
- Khoai môn hấp chín.
- Nước cốt dừa bắt lên bếp nấu sôi, cho bột năng vào khuấy cho tan đều.
- Hạt bo bo, lá dứa, đường phèn cho vào nồi nước, đun với lửa vừa.
- Lúc gần chín cho bột năng vào khuấy đều, sau cùng cho khoai môn vào, đợi khoảng 5 phút rồi tắt bếp
- Múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức. Chè sẽ ngon hơn nếu bạn ăn lạnh sau khi bỏ trong ngăn mát.
Hạt bo bo nấu sâm bổ lượng
Sâm bổ lượng là thức uống giải nhiệt cực tốt vào mùa nắng nóng. Món ăn chơi này sẽ ngon và bổ dưỡng hơn nếu có đầy đủ có nguyên liệu, trong đó, không thể thiếu chính là hạt bo bo. Ta làm món này như sau:
Chuẩn bị:
- 100g hạt bo bo
- 30g phổ tai
- 15 quả táo đỏ
- 100g hạt sen
- 200g long nhãn
- 200g củ năng
- 100g củ sen
- 100g đường phèn
Sơ chế nguyên liệu:
Bo bo, phổ tai, hạt sen (khô) ngâm trong nước tầm 4 tiếng cho mềm. Nếu dùng hạt sen tươi ngâm 10 phút là được. Lưu ý hạt sen tươi nấu sôi rất dễ bị nát, bạn chỉ cần ngâm với nước đường, để trong ngăn mát tủ lạnh 1 đêm rồi hẳn nấu. Làm cách này hạt sen vừa ngấm vị ngọt, vừa không bị vỡ vụn khi nấu.
Thực hiện:
- Để đường phèn vào nấu chảy, sau đó cho long nhãn vào trước để ngấm đường ăn sẽ ngon hơn.
- Dùng một nồi nước khác luộc bo bo, hạt sen, củ sen, củ năng khoảng 20 phút.
- Vớt long nhãn ra ngoài, phần nước đường lọc qua ray để bỏ lợn cợn đi.
- Tiếp tục dùng phần nước này bắt lên bếp để nấu táo đỏ, khoảng 10 phút sau, để các nguyên liệu bo bo, hạt sen, củ sen, phổ tai, củ năng vào nấu thêm 5 phút nữa là được.
- Cuối cùng, múc sâm ra bát để thưởng thức, ngon hơn khi uống lạnh. Nấu với đường phèn và luộc riêng các nguyên liệu giúp món sâm này có vị ngọt thanh tự nhiên từ táo đỏ, hạt sen, long nhãn,… Ăn không bị quá gắt do không ngấm nước đường lâu.
Lưu ý khi sử dụng hạt bo bo
Đây là một thực phẩm lành tính giống như gạo lứt, lúa mạch. Dùng để nấu cháo, nấu chè ăn chơi hoàn toàn không gây hại gì. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Dược liệu này chỉ nên dùng sau sinh, phụ nữ có thai không nên sử dụng.
- Người có tân dịch ít kiên dùng.
- Người mới bắt đầu sử dụng nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc.
- Dùng đúng liều đã được chỉ định, không nên quá lạm dụng dược liệu.
- Người bình thường không bệnh gì cũng có thể sử dụng để bồi bổ sức khỏe.
- Chỉ nên mua dược liệu tại những địa chỉ có uy tín, tránh dùng hạt ẩm mốc, sâu mọt, có mùi hôi, màu sắc bất thường.
- Nên chọn mua những hạt to, béo, chắc, màu trắng, không bị thâm đen.
- Trước khi chế biến thành món ăn nên ngâm trong nước, nấu sẽ nhanh mềm hơn.