Hạt đậu lào là vị thuốc được dân gian lưu truyền sử dụng từ bao đời nay để hút nọc độc của rắn và làm thuốc sổ giun đũa. Mặc dù, dược liệu này có rất nhiều tác dụng quý giá nhưng bên cạnh đó nó cũng ẩn chứa khá nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe. Chính vì thế mà bạn nên theo dõi bài viết này để tìm hiểu những tác dụng cũng như cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất nhé!
Hạt đậu lào là gì?
Hạt đầu lào còn được dân gian gọi là đậu mèo dại, móc mèo, cây đậu ngứa, ma niêu, sắn dây rừng, khau khắc nón hay đậu mèo lông bạc. Đây là loại cây đặc sản của vùng Tây Bắc và được người dân tộc H´mong sử dụng rất nhiều.
Ngoài ra, dược liệu này còn có tên khoa học là Mucuna Gigantea (Willd. DG) thuộc bộ và họ Đậu.
Hình ảnh hạt đậu lào
Cây đậu lào là thuộc loài cây thân leo thường sinh trưởng và phát triển ở những nơi có nhiệt độ cao. Giống cây này sống dựa vào những cây bụi khác. Thân cây có thể dài tới 80m, các khía dọc thân có nhiều lông màu đỏ hung gây ngứa.
Lá cây đậu có hình trái xoan gồm có 3 lá chét. Mặt trên của lá có rất nhiều lông tơ trắng nhỏ mềm và mặt dưới lại có nhiều lông hơn mặt trên. Hoa đậu có màu tím thường mọc thành từng cụm và trĩu xuống dưới đất. Quả đậu lào thuộc quả dẹt, bao quanh là lớp lông tơ màu đỏ hung. Bên trong chứa nhiều hạt hình trứng thuôn có màu nâu của hạt dẻ.
Nguồn gốc hạt đậu lào
Cây đậu lào là loài cây ưa sáng, chúng thường sống bám vào những cây bụi cao to để tìm ánh nắng ở khu rừng kín hoặc những nương rẫy hoang.
Đậu lào có nguồn gốc từ những quốc gia ở vùng Đông Nam Á và Tây Á như Indonexia, Thái Lan, Maylaysia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, giống cây này được trồng khá nhiều ở tỉnh Quảng Bình và một số tỉnh miền núi phía Tây Bắc.
Thu hái và chế biến hạt đậu lào làm thuốc chữa bệnh
Để làm dược liệu chữa bệnh, người dân miền núi chỉ dùng phần hạt bên trong quả. Khi đến mùa thu hái, người ta thường thu lấy những quả đã già mang về.
Tiếp đến người ta sẽ tách đôi quả để thu lấy phần hạt màu nâu hạt dẻ bên trong. Sau đó, đem tất cả phần hạt đem phơi khô và bảo quản sử dụng
Lưu ý: khi tách lấy hạt bên trong, bạn cần phải cẩn thận vì quả cây đậu lào có lông dễ gây ngứa da.
Thành phần hóa học của hạt đậu lào
Các chuyên gia khoa học cho biết rằng, bên trong dược liệu này có chứa alcaloid, protein, canxi, photpho, magie, dopa, acid gallic, glucosid.
Tất cả các hợp chất trên đều có khả năng chống viêm, sát khuẩn, chống độc rất tốt.
Hạt đậu lào có tác dụng gì?
Các chuyên gia y khoa của y học hiện đại cho biết rằng, ngoài những tác dụng hút nọc độc của rắn hay bò cạp và làm thuốc sổ giun thì dược liệu này còn có khá nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta như:
– Hạt đậu lào có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh Parkinson, chứng tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu.
– Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm khớp, các khớp cơ và xương
– Có khả năng điều trị nhiễm ký sinh trùng
– Tác dụng của hạt đậu lào giúp giảm đau và hạt sốt hiệu quả
– Có công dụng chữa ói mữa và buồn nôn
– Có tác dụng kích thích sự lưu thông máu huyết trên cơ thể khi đang trong tình trạng bị tê liệt
– Hạt đậu lào có công dụng hút nọc độc của rắn, bò cạp hoặc các loại côn trùng có độc khác và điều trị vết thương mau lành nhanh chóng
– Có khả năng ngăn ngừa và làm xẹp mụn nhọt, mụn đinh râu hiệu quả
– Đậu lào có thể chữa các trường hợp bị chó dại hoặc mèo hoang cắn
– Người xưa thường dùng rễ cây đậu lào sắc nước hoặc ngâm rượu để trị đau nhức hoặc mất ngủ kéo dài.
Công dụng của hạt đậu lào
Tại một số nước trên thế giới, dược liệu này ngoài sử dụng cho con người nó còn được dùng cho cả gia súc như:
– Tại Ấn Độ và Nhật Bản, vị thuốc này được dùng làm thuốc kích dục
– Nông dân Nepal dùng đậu lào trộn vào thức ăn của gia súc để làm tăng khả năng sinh sản của chúng.
– Ở Việt Nam, các dân tộc thiểu số thường dùng hạt để nấu cháo, nấu xôi, làm nhân bánh hoặc làm tương và làm thức ăn cho vật nuôi.
Ngoài ra, nhờ đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển mà nó còn được người dân trồng để chống xói mòn và lở đất, phủ xanh đồi núi.
Cách sử dụng hạt đậu lào an toàn, hiệu quả
Theo các chuyên khoa, trong hạt đậu lào có chứa độc tố nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh.
Trong dân gian, dân tộc Mèo (người H´mong) dùng dược liệu để hút độc của rắn chỉ cần bẻ đôi hạt ra rồi đắp một nửa lên trên vùng da bị rắn cắn để chất độc được hút ra hết.
Theo y học cổ truyền, hạt đậu lào thường được sử dụng ở dạng bột mịn để uống cùng nước ấm hoặc kết hợp với một số dược liệu khác. Và y học hiện đại, lại bào chế dược liệu thành các viên nang để làm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.
Hạt đậu lào có thể ở dạng bột hoặc sắc uống với liều thông thường 5g/ngày. Lưu ý: Liều lượng trên có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào từng căn bệnh, từng bài thuốc cũng như từng đối tượng sử dụng.
Hạt đậu lào chữa bệnh gì?
Khi đọc đến đây, bạn đang thắc mắc rằng tóm lại hạt đậu lào chữa bệnh gì? Và câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong phần dưới đây.
Với những tác dụng đã được nêu chi tiết ở phần trên thì ở đây sẽ luôn có những bài thuốc chữa bệnh đi kèm. Dưới đây là một số phương thuốc được lưu truyền lâu đời từ vị thuốc này.
Hạt đậu lào chữa rắn cắn
Nếu chẳng may bạn bị rắn cắn khi đi vào những đồng cỏ hoang hoặc nơi ẩm ướt hãy dùng đậu lào để hút nọc độc của rắn ra ngay.
Bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 hạt đậu mèo tách làm đôi, rồi dùng chúng đắp lên vùng da bị rắn cắn để hạt đậu hút hết chất độc ra bên ngoài rồi đi đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp này để chữa các vết côn trùng đốt hoặc bọ cạp cắn và các vết thương khác.
Hạt đậu lào làm thuốc tẩy giun đũa
Bạn chỉ cần sử dụng một ít bột đậu lào nghiền mịn cho vào một chút mật ong để làm thành hỗn hợp dẻo, ngọt rồi cho vào lọ bảo quản sử dụng dần.
Mỗi lần xổ giun đũa, bạn chỉ cần lấy 15g thuốc uống cùng với nước ấm, đối với người trưởng thành và 4g đối với trẻ nhỏ. Uống liên tục trong vòng 5 ngày để loại bỏ hoàn toàn giun đũa trong khoang bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng phương thuốc này để sổ giun định kì 6 tháng/lần.
Một số lưu ý khi sử dụng hạt đậu lào
Vì là dược liệu có chứa độc tố cho nên những trường hợp sau được khuyến cáo không nên sử dụng
– Người hay dị ứng với các thành phần có trong dược liệu hoặc các loại thảo dược khác.
– Người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm loét đường ruột
– Người bị hạ huyết áp
– Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường, các vấn đề về tim mạch và bệnh nhân ung thư.
– Đặc biệt, phụ nữ đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng
– Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và người có chuyên môn cao trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải các triệu chứng lạ nên dừng ngay.