Hạt gấc từ xưa đến nay được xem là một loại thần dược mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Vậy hạt gấc là hạt gì? Trị bệnh gì? Nó có tác dụng như thế nào và cách dùng ra sao?
Hạt gấc là hạt gì?
Hạt gấc (hột gấc) là phần hạt của quả gấc – một loại quả hết sức quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Quả này chứa nhiều dưỡng chất tốt và có vị ngọt đặc trưng nên rất được dân gian ưa chuộng dùng trong nấu ăn. Đặc biệt là nấu xôi gấc, rất ngon.
Thường người ta chỉ biết đến phần thịt của quả mà không biết rằng hạt của nó cũng mang đến nhiều lợi ích không kém.
Giới thiệu về hạt gấc
Hạt gấc chữa bệnh trĩ, viêm xoang, quai bị, làm đen tóc, bệnh sưng vú,…
Hạt được lấy ra sau khi người ta sử dụng phần ruột của quả gấc để chế biến các món ăn. Trong Đông y hạt gấc còn có tên gọi là “Mộc miết tử” hiểu đơn giản là con Ba Ba gỗ. Vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống. Trông tựa như con ba ba nhỏ.
Mô tả cây gấc
Cây gấc thuộc loại dây leo, mỗi năm khô héo một lần, nhưng năm sau vào mùa xuân từ gốc mọc lên thân mới. Mỗi gốc cho nhiều dây, dây có nhiều đốt, mỗi đốt có rễ. Lá mọc so le, chia làm 3 thùy, mặt lá nhám. Hoa màu vàng nhạt.
Quả gấc có hình bầu dục, màu đỏ, có nhiều gai mềm. Hạt mầu đen, mép răng cưa, dẹp, trong có nhân chứa chất dầu.
Hạt gấc dùng để làm gì?
Quả (thịt gấc) dùng làm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng dùng để chế biến các món ăn như xôi, sườn xào gấc, màu thực phẩm tự nhiên. Hạt gấc dùng làm dược liệu bằng cách nướng, giã nát ngâm rượu, ngậm,…
Thu hái và chế biến hạt gấc
Cây gấc mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. Hạt, vỏ cây, rễ cây dùng làm thuốc. Hạt phơi khô. Rễ gấc thu hái quanh năm dùng tươi hay khô, vỏ hạt dùng để lấy tinh dầu. Thịt quả gấc dùng làm bột. Hạt có vị ngọt, tính âm. Rễ vị đắng, tính lạnh.
Thành phần hóa học của hạt gấc
Theo y học hiện đại, trong nhân hạt có 45,3% chất lipít (béo), 15,6% chất protit (đạm), 2% tanin, 3% xenluloza, 7% nước, 3% chất vô cơ, 3% đường, 11,8% chất khoáng,… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa,…
Tính vị, quy kinh
Theo Đông y, hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc. Quy kinh vào hai kinh can và đại tràng.
Hạt gấc có tác dụng gì?
Hạt gấc là một trong những loại hạt mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ vậy, nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ. Cụ thể:
Hạt gấc có tác dụng giúp sát trùng
Nếu bạn bị đứt tay, bị côn trùng đốt hay bị ngã gây chảy máu. Hãy lấy bông thấm rượu hạt gấc rồi bôi nhiều lần quanh vết thương. Rượu hạt gấc có tác dụng giúp sát khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng. Dùng rượu gấc 3 lần/ ngày, dùng trong 4 ngày liên tục sẽ khỏi hẳn.
Hạt gấc có tác dụng giúp chữa đau nhức và chảy máu răng
Hãy ngậm một ngụm hạt gấc ngâm rượu vào buổi sáng và chiều để giảm tình trạng ê buốt, đau nhức răng. Rượu ngâm hạt gấc còn có thể sử dụng trong trường hợp chảy máu trong miệng, đau họng,…
Hạt gấc có tác dụng chữa đau nhức khớp, bong gân, sái chân
Đây là câu trả lời phổ biến cho câu hỏi hạt gấc có tác dụng gì. Rượu gấc là bài thuốc được rất nhiều người ứng dụng để bôi vào vùng xương khớp bị đau và sái khớp, bong gân nhiều lần trong ngày. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng cho tới khi giảm đau và khỏi hẳn.
Tác dụng của hạt gấc giúp ngăn ngừa tụ máu khi bị chấn thương
Để giải quyết tình trạng tụ máu khi bị chấn thương. Người ta thường dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than. Sau đó lấy nhân hạt màu vàng, không cháy bên trong và giã nát.
Tiếp đến, lấy nhân đó đem ngâm với rượu trong một tháng. Lúc này, rượu thuốc có mùi hắc, màu đỏ sẫm là có thể dùng được. Khi bạn hoặc người thân bị chấn thương dẫn tới tụ máu có thể sử dụng rượu gấc để bôi vào vùng bị tụ máu để loại bỏ tình trạng này hiệu quả.
Tác dụng của hạt gấc giúp ức chế bệnh trĩ
Trong y học cổ truyền, hạt gấc có tên gọi là mộc miết tử. Nhân của hạt gấc tính ôn, vị đắng, hơi độc nên khi đi vào 2 kinh can và đại tràng sẽ giúp tiêu thũng, trị mụn nhọt.
Rượu ngâm hạt gấc có thể sử dụng để uống, nhưng thường sử dụng để ngâm và bôi ngoài da. Hạt gấc có tác dụng sát trùng, làm vùng bị trĩ, ức chế sự phát triển của búi trĩ. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn sử dụng hạt gấc giã nát. Sau đó thêm vào một chút rượu rồi gói lại bằng vải và đắp vào vùng bị bệnh trĩ.
Tác dụng của hạt gấc chữa chai chân
Nếu bạn hoặc người thân đang bị chai chân thì nên dùng nhân hạt gấc đem giã nát. Thêm một ít rượu 40 độ. Tiếp đến, bọc thuốc vào bên trong túi nilon rồi dán kín miệng.
Sau đó, khoét 1 lỗ nhỏ bằng chỗ chân bị chai rồi áp thuốc vào. Cứ cách 2 ngày thay một lần. Nên dùng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy chỗ chai tự rụng.
Tác dụng của hạt gấc chữa sưng vú
Hạt gấc bỏ màng, sao vàng, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống nửa thìa cafe bột hạt gấc sau ăn. Kết hợp với bôi ngoài. Sử dụng nhân hạt gấc ngâm rượu hoặc giấm rồi bôi vào vùng bị sưng đau. Hàng ngày, kết hợp giữa uống và bôi 2 lần. Để đạt hiệu quả cao nên sử dụng liên tiếp trong 5 ngày.
Công dụng của hạt gấc trị đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là căn bệnh phổ biến xảy ra ở mọi độ tuổi ở Việt Nam. Nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức xương khớp là do những thói quen học tập, làm việc và sinh hoạt sai cách, do tuổi già hoặc do nó là triệu chứng của bệnh lý như bệnh gout, thoái hóa khớp.
Theo kinh nghiệm dân gian người ta sử dụng hạt gấc với rượu để bôi lên chỗ bị đau khớp. Sau đây là cách làm thuốc chữa các vết thương và trị bệnh đau khớp của ông cha ta.
Nguyên liệu: 50 hạt gấc chín đã qua đồ xôi, rượu trắng 45 độ.
Cách làm: Đem hạt gấc đi sơ chế với nước, để ráo rồi đem nướng trên bếp than đến khi hạt gấc thật vàng, đem đổ ra rổ tre. Chờ cho hạt gấc nguội rồi dùng dao tách vỏ để lấy ruột hạt, đem đi đập sau đó cho ruột gấc vào chai thủy tinh ngâm rượu, đổ rượu vào, đậy nắp.
Khi sử dụng lấy rượu bôi lên chỗ bị đau, kết hợp với xoa bóp để các hoạt chất thấm sâu vào khớp xương bôi liên tục hằng ngày rất mau khỏi.
Công dụng của hạt gấc giúp dưỡng da, làm đẹp da
Đây là loại hạt chứa rất nhiều vitamin A có khả năng tái tạo làn da trắng sáng, mịn màng và khỏe mạnh. Có tác dụng tăng độ đàn hồi và cung cấp độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, hoạt chất Lycopen trong hạt còn có khả năng chống lão hóa rất tốt. Ngoài ra, còn có hàm lượng vitamin E tự nhiên có công dụng hỗ trợ làm đẹp da, dưỡng da an toàn.
Công dụng của hạt gấc có tác dụng trị nám
Lượng lycopen có trong hạt này được biết đến như một loại thần dược làm đẹp. Nó có khả năng làm giảm lượng sắc tố đen trên da, chăm sóc da hiệu quả. Từ đó giúp làm mờ vết tàn nhang và vết nám. Để trị nám da hiệu quả, nên ăn màng ngoài của hạt hoặc đắp mặt nạ từ tinh dầu gấc.
Rượu hạt gấc
Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than, nhân bên trong có màu vàng, cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500ml rượu trắng vào ngâm để dùng dần.
Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được, tất nhiên ngâm để càng lâu càng tốt.
Hạt gấc chữa bệnh gì?
Hạt gấc có khả năng trị được nhiều loại bệnh hiệu quả mà ít ai biết tới. Sau đây là một số phương pháp, bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này:
Hạt gấc chữa bệnh chấn thương
Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn. Khi dùng, dùng bông gòn thấm rượu bôi lên chỗ đau, vết cắn, vết thương vài ba lần trong ngày, độ 2-4 ngày là khỏi.
Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn có tác dụng tốt gần như mật gấu và đã mệnh danh cây gấc là “cây mật gấu”. Bôi đi bôi lại nhiều lần cho đến khi khỏi, cứ rượu khô là lại bôi. 2. Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi: Hớp 1 ngụm rượu vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.
Hạt gấc chữa bệnh đau khớp, vết cắn
Dùng bông gòn y tế, chấm rượu gấc xoa lên chỗ đau, có tác dụng tốt gần như mật gấu.
Hạt gấc chữa bệnh trĩ
Có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Hạt gấc chữa bệnh sưng vú
Hạt gấc bỏ vỏ, sao vàng, tán bột mịn, uống mỗi ngày nửa thìa cà phê sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, cần uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhân hạt gấc mài với giấm hoặc ngâm rượu bôi vào chỗ đau, ngày 3-4 lần.
Hạt gấc chữa bệnh bướu hạch
Hạt gấc bỏ vỏ cứng rang khô, tán thành bột, mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 3 lần sau bữa ăn, uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhựa cây đại bôi vào chỗ đau, hạt gấc ngâm rượu làm cồn thoa bóp.
Hạt gấc trị bệnh viêm xoang
Cách làm: Lấy chừng 25 – 30 hạt gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm. Sau đó đem giã nhỏ bằng cối, lấy cả phần vỏ đã cháy sém không bỏ đi.
Ngâm với rượu ngon, sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị bệnh viêm xoang.
Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm đến 95%.
Hạt gấc hỗ trợ điều trị ung thư
Dùng tinh dầu gấc lấy từ màng nhầy, tán nhuyễn đem ép lấy dầu. Sau đó chia dùng mỗi ngày có tác dụng ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cách làm rượu gấc chữa bệnh
Nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi dùng để ngâm với rượu chữa bệnh.
Cách làm: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than, nhân bên trong có màu vàng, cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500ml rượu trắng vào ngâm để dùng dần. Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được, tất nhiên rượu hạt gấc để càng lâu càng tốt.
Hạt gấc có ăn được không?
- Theo y học hiện đại:
Độc tính của hạt gấc khi vào cơ thể vẫn đang được Đại học Y Dược TP HCM nghiên cứu, đồng thời PGS.TS Nguyễn Hữu Đức tại Đại Học Y Dược cũng khuyến cáo người dân tạm thời không nên dùng hạt này để ăn hay uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe (Trích từ Báo Tuổi Trẻ).
- Theo y học cổ truyền:
Tuy hạt gấc có những dược tính rất quý nhưng các sách Đông y xưa cũng khuyến cáo trong hạt gấc có chứa độc tính, có thể gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng uống.
Theo những tài liệu Đông y cổ ghi chép không nên dùng hạt gấc cho bệnh thuộc về nội chứng (chứng bệnh ở phần trong thân thể). Hạt gấc chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Trong hạt gấc có chứa độc tính và có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách.
- Lời khuyên:
Vì thế khi dùng hạt gấc chữa bệnh trực tiếp viêm xoang hay bất cứ bệnh gì, cần chú ý chỉ dùng bôi ngoài da, liều lượng đúng theo chỉ dẫn phía trên là 2 – 4g/ngày và khi dùng nhớ nướng chín hạt.