Hoa Atiso (Bông Atiso) từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì loại hoa này không những dùng uống rất thơm ngon mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp thần kỳ.
Hoa atiso là thảo dược gì?
Hoa atiso là loài hoa khá quen thuộc, đặc biệt là ở Đà Lạt. Người ta thường trồng hoa này để làm cảnh hoặc dùng làm trà. Trà atiso hiện đang là đặc sản nổi tiếng của thành phố ngàn hoa Đà Lạt, được rất nhiều khách du lịch gần xa tìm mua và tin dùng. Sở dĩ thảo dược này được nhiều người tin dùng như vậy là bởi những công dụng chữa bệnh và làm đẹp thần kỳ mà nó mag lại.
Atiso ngày càng được sử dụng phổ biến không chỉ trong trà đạo mà trong y học cũng rất được tin dùng. Trong Đông y, người ta thường sử dụng atiso làm vị thuốc để hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh ung thư, bệnh gan rất tốt.
Cách phân biệt giữa atiso xanh và atiso đỏ (bụt giấm)
Sau đây là cách phân biệt giữa atiso xanh và atiso đỏ (bụt giấm) mà bạn nên biết để tránh nhầm lẫn. Cả 2 loại này đều rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên công dụng và cách dùng lại hoàn toàn khác nhau.
Hoa atiso đỏ
Hoa atiso đỏ là dòng hoa đơn, thường mọc ra từ nách lá và có màu đỏ rực như lửa. Hoa không có cuống. Sau khi hoa tàn sẽ dần lộ ra quả của nó với màu đỏ xung quanh. Cây hoa thân thảo, có chiều cao trung bình từ 1-1,5m, thân cây màu tím nhạt.
Đây là một loài hoa thường mọc hoang dại ở Tây Nam Bộ, khác hoàn toàn với loài hoa atiso xanh của Đà Lạt. Tuy nhiên, hoa vẫn mang rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có khả năng chữa bệnh hiệu quả.
Hoa atiso xanh
Hoa atiso xanh là loài hoa đặc trưng của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Hoa có màu xanh tím, cây cao khoảng từ 1-2m. Thân cây và lá có lông trắng như bông. Lá atiso mọc so le, có phiến khía sâu và có gai. Hoa dạng búp, hình đầu.
Phần lá bắc ngoài hoa khá dày và nhọn. Hoa này thường được dùng rất phổ biến dưới dạng trà hoặc nấu nước uống hoặc cũng có thể dùng trong nấu ăn bồi bổ. Tác dụng của Atiso xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp hiệu quả.
Cách sơ chế hoa atiso
Trước dùng atiso để chế biến các món ăn hay nấu nước uống thì nên thực hiện các bước sơ chế sau:
Bước 1: Dùng kéo và cắt bớt gai nhỏ trên phần cuối của hoa để không gây ra nguy hiểm cho người ăn atisô.
Bước 2: Cắt khoảng 2 cm cánh hoa Atiso.
Bước 3: Cắt gốc dư thừa, để lại khoảng 2-3 cm. Khúc đầu của bông atiso thường đắng hơn so với phần còn lại của hoa. Tuy nhiên 1 số người vẫn thích ăn chúng cho nên bạn có thể giữ lại hoạ hoặc cắt tuỳ bạn.
Bước 4: Rửa sạch atiso trong nước lạnh. Trong lúc rửa chúng, bạn nên mở những cánh hoa một tí để nước có thể vào bên trong 1 cách dễ dàng hơn, rửa sạch bụi bẩn.
Thành phần hóa học trong hoa atiso
Trong hoa atiso có chứa nhiều chất chống oxy hóa cynarin và silymarin. Cùng các hoạt chất như catechin và polysaccharides. Ngoài ra, hoa còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, B1, B2 và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng catechin trong atiso có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Hoa atiso có tác dụng gì? Tác dụng của hoa atiso
Với nhiều thành phần hóa học có lợi. Công dụng của Atiso không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng chính mà thảo dược này mang lại mà bạn nên biết.
Hoa atisô có tác dụng tốt cho tim mạch
Với thành phần dưỡng chất giàu vitamin C và các khoáng chất magie, kali… chỉ cần 1 lượng nhỏ trà Atiso mỗi ngày, bạn đã cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào đồng thời bảo vệ và ngăn chặn có bệnh về tim mạch.
Hoa atisô có tác dụng an thần, trị mất ngủ
Trong Atiso có chứa thành phần nhiều chất chống oxy hóa, giúp gan tiết mật làm mát cơ thể, trị ợ hơi, khó tiêu. Nhất là đối với những người hay bị áp lực công việc, căng thẳng mệt mỏi do lao lực thì dùng trà Atiso sẽ giúp thư giãn tinh thần, cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không say giấc rất hiệu quả.
Hoa atiso có tác dụng làm đẹp da
Nếu trà Atiso là một trong những món uống yêu thích của bạn thì chắc chắn bạn đang sở hữu làn da trắng và mịn màng. Trà Atiso có công dụng rất lớn trong việc thanh lọc cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và chống các tia tử ngoại tác động lên da, hỗ trợ trị mụn, bảo vệ và cho da sự chăm sóc tốt nhất.
Hoa atiso có tác dụng giải rượu
Khi bị say rượu thì nên sử dụng trà Atiso để nhanh chóng giúp gan thải độc do rượu gây ra. Do đó cũng giúp người bị say rượu nhanh chóng tỉnh táo trở lại. Hoặc trước khi uống rượu, bạn cũng có thể dùng trà atiso pha uống để giảm say.
Hoa atiso có tác dụng kiểm soát lượng đường dư trong máu
Nếu bạn gặp vấn đề về bệnh tiểu đường, hãy dùng actiso nhé! Loại trà này có thể cần bằng lượng đường trong máu, rất tốt để phòng và trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, loại bỏ và ngăn chặn sự phát tán của tế bào chết.
Hoa atiso có tác dụng tốt cho gan
Chất chống oxy hóa cynarin và silymarin có trong atiso rất có ích cho gan. Trước đây, atiso thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Hoa atiso có tác dụng chống oxy hóa
Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atiso chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atiso như quercertin rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch).
Hoa atisô có tác dụng trị mụn
Atiso chứa nhiều anti oxit: quercitin, anthocyanins, rutin… là những chất chống oxy hóa cực nhanh và hiệu quả, có tác dụng làm lỗ chân lông se khít và thoáng sạch – ngăn ngừa sự phát triển của mụn, đặc biệt là mụn trứng cá; đồng thời chậm quá trình lão hóa da, giúp chúng ta sở hữu một làn da sạch mụn, khỏe khoắn, bóng đẹp.
Hoa atiso có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư
Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atiso cho thấy, tác dụng của atiso đỏ có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác.
Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.
Tác dụng của hoa atiso cải thiện khả năng tiêu hóa
Tác dụng của Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Tác dụng của hoa atiso điều trị chứng buồn nôn
Những tác dụng tích cực của atiso đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế, bạn nên sử dụng lá atiso nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Công dụng của hoa atiso đỏ giảm cholesterol xấu
Các thành phần hóa học có trong lá của actiso có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase (hợp chất tổng hợp cholesterol).
Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ). Ngoài ra, dược liệu còn có khả năng ngăn ngừa xơ vỡ động mạch hiệu quả.
Công dụng của hoa atiso bổ sung chất xơ cho cơ thể
Công dụng của atiso rất tốt cho cơ thể, nó có hàm lượng chất xơ cao. Một cây atiso lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây actiso cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.
Cách sử dụng hoa atiso
Hoa atiso mặc dù có rất nhiều công dụng tốt nhưng phải biết cách sử dụng thì nó mới phát huy hết công dụng được. Trong dân gian có rất nhiều cách dùng atiso vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
Cách nấu trà hoa atiso khô
- Lấy 1/2 hoa actisô khô, rửa sạch, để ráo
- Sau đó đun với 1-2 lít nước, để sôi khoảng 5-10 phút
- Sau đó chắt nước ra để nguội là có thể dùng ngay
- Có thể cho thêm một ít đường phèn khi đun nếu uống ngọt (bản thân nước atiso đã có mùi thơm, vị dư ngọt của hoa). Nếu dùng liên tục nhiều tháng, nên uống cách ngày.
Cách nấu trà hoa atiso tươi
- Hoa atiso tươi rửa sạch, để ráo.
- Lá dứa rửa sạch rồi cuộn tròn. Sau đó đem buộc lại.
- Cho atiso và lá dứa vào nồi, đổ ngập nước lạnh rồi đun sôi. Chú ý khi sôi thì nên đun nhỏ lửa để cho hoa atiso mềm và phôi ra hết chất dinh dưỡng. Đến khi cảm thấy ngọt là được.
- Khi atiso đã phôi hết chất ngọt thì bạn có thể vớt hoa atiso ra đĩa. Nước atiso còn bạn cho thêm một ít đường rồi đun tiếp cho đường tan. Đợi nguội rồi cho vào bình, để trong tủ lạnh và dùng dần. Với phần bông atiso thì có thể ăn phần dưới canh và nhụy của bông.
Cách sử dụng hoa atiso để nấu ăn
Cách chế biến atiso để nấu ăn: Đổ nước vào nồi hấp cùng một tép tỏi, 1 lát chanh và lá nguyệt quế để làm cho hương vị atiso đậm đà hơn. Sau đó thêm atiso vào. Đậy lại rồi đun sôi và giảm nhiệt đun nhỏ lửa. Nấu tầm 30-45 phút là có thể lấy ra để chế biến cùng các món ăn như giò heo hầm atiso, canh atiso thịt băm…
Nên uống atiso khi nào là tốt nhất?
Dưới đây là một số thời điểm tốt nhất để uống atiso mà bạn có thể tham khảo:
- Sau khi thức dậy nên uống một cốc Atiso
- Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống Atiso
- Sau khi ăn mặn nên uống Atiso
- Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống Atiso
- Khi tháo dạ (tiêu chảy) nên uống Atiso
Lưu ý: Không nên uống trà hoa Atiso lúc đói bụng vì sẽ ảnh hưởng tới dạ dày của bạn. Làm loãng dịch dạ dày và ảnh hưởng đến tiêu hóa.