HOA HỒI
Đại hồi còn có tên gọi khác là hoa hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương (Loài hoa 8 cánh có mùi hương).
Tên khoa học cây hoa hồi
Lllicium verum Hook. Thuộc họ hồi
Khu vực phân bố
Ở nước ta cây hoa hồi mọc ở một số tỉnh miền núi phí Bắc như Yên Bán, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn… Chúng tôi chưa thấy cây này được trồng ở miền Nam.
Trước kia hầu như toàn bộ nguồn dược liệu đại hồi đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã tiến hành trồng cây hồi để lấy hoa làm dược liệu chế biến trong y học. Chất lượng hoa hồi của chúng ta cao hơn hẳn chất lượng hoa hồi nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Quả cây hoa hồi được gọi đại hồi là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái theo 2 vụ chính: Tháng 8-9 hàng năm và tháng 11 -12 hàng năm.
Chế biến: Phơi khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong đại hồi có chứa lượng lớn tinh dầu, tạo nên mùi thơm đặc trưng của loại dược liệu này.
Tính vị
Theo y học cổ truyền đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh can (gan), thận, tỳ vị.
Công dụng của đại hồi
- Bổ tỳ vị
- Điều trị đau lưng do thận dương hư
- Điều trị đầy hơi, chướng bụng
- Điều trị chứng hôi miệng
- Điều trị đau nhức xương
- Dùng làm gia vị, hương vị cho một số món ăn
Cách dùng, liều dùng
- Bổ tỳ vị, điều trị thận dương hư, đau xương khớp: Hoa hồi 6-8g sắc uống.
- Người bị đau nhức xương, đầy hơi: Dùng hoa hồi ngâm rượu để xoa bóp
- Điều trị hôi miệng: Dùng hoa hồi tán bột hòa nước súc miệng hàng ngày.
- Dùng làm gia vị: Tán bột làm gia vị nấu chè kho, gia vị cho món hủ tiếu, sốt vang….
- Dùng ngâm rượu thuốc: Ngâm rượu tắc kè, cá ngựa… Để làm giảm bớt vị tanh của các vị thuốc trên.
Lưu ý khi sử dụng
Không nên dùng quá nhiều, có thể gây ngộ độc nhẹ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.