Hoài Sơn
Hoài sơn, tên gọi khác là: củ mài, Khoai mài, chính hoài, củ lỗ…
Tên khoa học của cây hoài sơn: Dioscorea persimilis Prain et Burk
Mô tả về cây dược liệu hoài sơn
Cây thuốc hoài sơn là loại cây dạng leo, rễ cây hoài sơn ăn sâu vào trong lòng đất, phình to ra, vỏ có màu nâu xám còn bên trong ruột màu trắng. Lá cây hoài sơn mọc so le, có hình tim, một số có hình mũi tên dài, chóp nhọn. Cụm hoa đơn tính, dài khoảng 40cm gồm 20-40 bông hoa nhỏ màu vàng. Quả hoài sơn có 3 cánh rộng có chiều dài 2cm. Hạt có cánh mào.
Hình ảnh cây hoài sơn
Vị trí địa lý, phân bố của cây hoài sơn
Cây thuốc hoài sơn mọc ở nhiều ở các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, mọc chủ yếu ở Hà Nam, Thiểm Tây, sơn đông, Sơn tây… Còn ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các vùng rừng núi. Trước đây khi vào giữa các vụ thu hoạch, người dân vẫn thường đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhất là những vùng núi Hà Bắc, Yến Bái, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình…
Bản chất của củ Hoài sơn là một loại khoai mài giống như món ăn dân dã trong dân gian nhưng cây hoài sơn sẽ trở thành dược liệu chữa bệnh khi trải qua những cách sơ chế, chế biến phức tạp.
Thu hái, chế biến dược liệu Hoài sơn như thế nào?
Từ tháng 10 cho đến tháng 4 sẽ là khoảng thời gian cây hoài sơn phát triển tốt nhất, khi này rễ cây sẽ to và cho chất lượng hơn hẳn những tháng khác. Sau khi thu hoạch, người dân sẽ rửa sạch bùn đất, sau đó gọt vỏ, cho vào nồi sấy khoảng 2 ngày. Có 3 giai đoạn cơ bản để chế biến Hoài sơn:
– Sấy diêm sinh lần thứ nhất.
– Sấy diêm sinh lần thứ hai.
– Sấy diêm sinh lần thứ ba.
Thành phần hóa học của cây hoài sơn
Tinh bột chính là thành phần chính có trong hoài sơn. Ngoài ra trong một số nghiên cứu ở Nhật Bản đã chỉ ra thành phần chất muxin là một loại protit nhớt, axit amin, acginin, allantoin và cholin. Ngoài ra còn có chất mantaza – chính là men tiêu hóa mantoza. Gần đây người ta còn phát hiện ra chất saponin có nhân sterol
Công dụng của cây hoài sơn
Theo y học cổ truyền thì cây dược liệu hoài sơn có vị ngọt, tính bình, đi vào 4 kinh: tỳ, vị, thận, phế. Theo kinh nghiệm dân gian người ta dùng hoài sơn để bổ tỳ vị, và một số công dụng nổi bật:
– Tăng cường chức năng tiêu hóa.
– Bổ thận.
– Bổ phổi, điều trị các chứng ho khan, ho có đờm, hen.
– Cân bằng âm dương trong cơ thể.
– Cố tinh, điều trị bệnh xuất tinh sớm.
– Tác dụng của cây hoài sơn chữa bệnh tiểu đường.
– Hoài sơn còn được dùng để giúp mạnh gân xương, dành cho người suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột hay tiêu chảy, người suy thận hay bị mỏi lưng, đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần…
Một số bài thuốc dược liệu Hoài sơn khi kết hợp với các vị thuốc khác
Bài thuốc chữa kém ăn, tiêu chảy, mệt mỏi:
Dùng hoài sơn kết hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh, nghiền nhỏ và vo thành viên hoàn, uống hàng ngày.
Người có khí hư đục và Đau lưng dưới:
Dùng dược liệu hoài sơn kết hợp với cùng sơn thù du và thỏ ti tử.
Người có khí hư vàng:
Dùng phố hợp hoài sơn cùng 2 dược liệu khác: hoàng bá và xa tiền tử.
Bài thuốc chữa đái tháo đường từ dược liệu hoài sơn:
Người đái tháo đường có dấu hiệu: hay khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi: Dùng dược liệu hoài sơn kết hợp với các dược liệu như: hoàng kỳ, sinh địa hoàng và cát căn, thiên hoa phấn.
Hoặc bài thuốc: Hoài sơn 15g, thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 12g sắc với 1,2 lít nước, cho tới khi cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa mộng tinh do thận suy:
Kết hợp các loại dược liệu: Hoài Sơn + sơn thù du + sinh địa
Hoặc dùng bài thuốc: Hoài sơn 10g, khiếm thực (củ súng) 10g, bạch truật 8g, sơn thù du 6g sắc nước với 700ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa đi tiểu do thận suy:
Dùng kết hợp dược liệu hoài sơn cùng tang phiêu liêu và ích chí nhân.
Chữa Trào ngược dạ dày : Tía tô 16g, Xương bồ 12g, Bạch Biển đậu 16g, Hoàng kỳ 15g, Hoài sơn 16g, Sâm đại hành 16g, Lá đắng 16g, Chỉ xác 10g, Trần bì 10g, Bạch truật (sao vàng hạ thổ) 16g, Cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, Đương quy 12g, Lá lốt 12g, Sinh khung 4g
Bài thuốc chữa ho mạn tính do phế suy:
Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử dùng để chữa bệnh. Hoặc Hoài sơn 10g, bách hợp 10g, củ mạch môn 10g, sa sâm 6g sắc nước uống hàng ngày sẽ giúp dứt ho, bổ phổi.
Một số món ăn từ hoài sơn
Canh hoài sơn – sườn lợn có công dụng bổ tỳ kiện vị
Nguyên liệu bao gồm: Hoài sơn 300gr, 300g xương sườn lợn, 1 nửa bắp ngô ngọt, 1 củ gừng, 1 chút hành hoa.
Cách làm: Xương sườn mang đi rửa sạch, gừng thái thành sợi nhỏ rồi cho vào nồi ninh trong vòng 15 phút. Hoài sơn đem rửa sạch, gọt vỏ, ướp nhanh cùng gia vị để tránh hoài sơn bị thâm. Cho chút muối, gừng, giấm vào nồi nước rồi ninh tiếp trong 20 phút nữa. Cuối cùng cho hành lá vào cho thơm. Chờ tới khi nào thấy hoài sơn bở ra là tắt bếp và ăn cùng cơm hoặc làm món soup ăn khai vị rất ngon.
Rượu hoài sơn: giúp giảm đau, giải độc, hồi xuân, định thần kinh
400g hoài sơn, 500g đường cùng 3 lít rượu trắng. Cho vào bình để chỗ râm mát, sau 1 tháng mang ra dùng. Nên uống vào sáng, chiều trước khi ăn cơm thì nên uống 1 ly nhỏ.
Mua vị thuốc Hoài Sơn
Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay hoặc liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.