Tên thường gọi: Hồng bì Còn gọi là Giổi, Hoàng bì hay Quất bì, Quất hồng bì.
Tên khoa học: Clausena lansium.
Họ khoa học: thuộc họ Cam rutaceae.
Cây Quất
(Mô tả, hình ảnh cây Quất, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Là loài cây mộc cho trái, cao 3-5m, cành sần sùi nhiều hạch, lá kép dìa lẻ, dài 35cm, là chét hình trứng, nguyên hay hơi khía tai bèo, phía cuống lá hơi tròn nhẵn. Hoa trắng mọc thành chuỳ ở ngọn, chuỳ thưa hoa, dài 25-50cm, qủa màu vàng,hình cầu, đường kính 15mm, có lông 1-2 ngăn, một hạt, thịt ngọt thơm, mùa hoa tháng 4, mùa quả tháng 6-10.
Phân bố:
Hồng bì được trồng ở nhiều tỉnh phía bắc nước ta để lấy quả ăn. Người ta dùng những bộ phận sau để làm thuốc: Quả gần chín, rễ và lá.
Vị thuốc Hồng bì
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….)
Tính vị, tác dụng:
Theo y học cổ truyền, vỏ của hồng bì có công dụng trị ho rất tốt. Vào mùa nếu bị ho bạn có thể lấy hồng bì hấp cùng với một chút đường để lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể ngâm sẵn để dùng dần, hoặc làm mứt hồng bì để ăn trong những ngày bị ho.
Hạt hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt
Công dụng:
Quất bì hay hồng bì còn dùng trong phạm vi nhân dân, thường dùng chữa ho, hấp với đường cho uống, ngày uống 4-6g.
Quả hồng bì chín thơm ngọt dùng ăn hay để làm mứt, có khi cho lên men để uống như rượu.
Vỏ rễ hồng bì cũng dùng làm thuốc ho sốt, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc. Lá hồng bì thường được dùng nấu nước gội đầu cho sạch gầu.
Ứng dụng lâm sàng của Hồng bì
Giải cảm, hạ sốt:
Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
Giảm đau do viêm họng:
Quả quất hồng bì 2 – 3 quả ngậm với vài hạt muối, ngậm 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp làm dịu họng, giảm đau rát và giảm ho do viêm họng.