Tên khác : Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng – hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan.
Tên khoa học Dianella ensifolia DC
Thuộc lúa Poaceae
Cây Hương bài
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả cây
Hương bài là một loại cỏ sống dai, có thân rễ nằm ngang, thân cao chừng 40-50cm, có thể tới 1m. Lá mọc so le, ôm lấy thân theo hai bên thân hình nan quạt trông giống như chiếc quạt hay quân bài, do đó có tên rẻ quạt hay hương bài. Lá hình mác dài 40-70cm, rộng 1.5-3.5cm, không cuống, phía dưới thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa tận cùng, dài 10-20cm mọc thành thùy xim ngắn. Hoa màu vàng nhạt hay hơi tím nhạt, khi còn lá nụ hình trứng, 3 lá đài 3 cánh tràng, 6 nhị, bầu hình cầu, 3 ngăn, quả mọng màu đỏ sẫm hay xanh đen. Hình cầu đường kính 8-9mm ngăn có 1-3 hạt hình trứng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hương bài được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Chưa được trồng trên quy mô kỹ nghệ, thường chỉ thấy mỗi gia đình trồng vài khóm để dùng trong dịp tết, cây có thể trồng trồng trong bóng râm và trồng ngoài nắng. Mù hoa tháng 6-7. Đất trồng là đất mùn, đất vườn.
Vào cuối mùa thu đào lấy rễ và thân rễ rửa sạch phơi khô.
Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ cúng tôi thấy rễ nó rất ít tinh dầu mùi thơm nhẹ đặc biệt.
Vị thuốc Hương bài ( chưa thấy dân gian làm thuốc )
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị – qui kinh
Đang cập nhật
Công dụng và liều dùng
Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rễ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.
Tỷ lệ các vị đại để như sau: Rễ hương bài phơi khô 1kg, nẩy cây bưởi (vỏ thân cây bưởi tự bong ra) 1kg, bạch đàn và đại hồi mỗi thứ 300g, quế chi 300g, trầm 1kg, mía thái mỏng, giã và vắt bỏ nước đi 5kg. Tất cả sây khô tán nhỏ, cuộn vào giấy bản, trong có lõi que nứa để làm chân hương.
Tại các nước khác, người ta dùng lá giã nát đắp lên các mụn nhọt. Cây có độc không dùng làm thuốc uống được. Súc vật ăn có thể bị chết. Tại Nghệ An và một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc, người ta dùng rễ cây này chỉ vắt lấy nước, dùng nước này tẩm gạo, phơi khô, gạo khô lại tẩm, làm như vậy 3 lần. Rang gạo thơm, chuột ăn sẽ chết.
Dân gian thường dùng rễ hương bài nấu nước gội đầu cho thơm, lại làm mượt tóc, cho lẫn vào tủ áo quần, tủ sách để có hương thơm, chống sâu bọ (gián).
Cũng thường dùng đốt thay trầm tạo cảm giác nhẹ người. Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ.
Thông thường người ta dùng rễ hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm, dùng trong hương liệu để cố định được các tinh dầu khác dễ bay hơi, làm bột, làm kem, làm xà phòng cao cấp.
Rễ hương bài dùng để làm nguyên liệu làm hương trầm thắp vào dịp lễ, tết, có mùi thơm đặc trưng. Nếu có điều kiện thì chiết suất lấy hương liệu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ hãm uống với nhiều công dụng, chữa cảm sốt, bệnh về đường tiêu hoá và còn dùng tán bột đắp ngoài để giải nóng khi bị sốt, và dùng uống trong trị bệnh về gan. Tinh dầu cũng được sử dụng để làm tăng trương lực.
Ở Malaixia, người ta dùng rễ Hương bài làm thuốc đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ.