Huyết Sâm
Tên khoa học:
Huyết sâm là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Tên khác: Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm, sơn sâm, hồng căn.
Mô tả:
Cây: Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá ch t có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.
Nguồn gốc:
Đây là rễ và thân rễ đan sâm khô thuộc loài thực vật họ Bạc hà . Cây trồng ở Trung Quốc, có trồng ở nước ta. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc. Sản xuất chủ yếu ở An Huy, Sơn Đông, Giang Tô, Hà Bắc v.v…
Bào chế:
Đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.
Tửu đan sâm (Chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Thuốc này có dạng thái miếng hoặc sắt khúc không đồng đều nhau. Bề mặt bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc gụ tối, sần sùi, có vân nhăn dọc. Miếng thái xếp, có kẽ nứt mà dày đặc, vỏ ngoài hai bên màu đỏ nâu, phần gỗ màu vàng xám hoặc màu be tía, có thể thấy các đường ống dẫn kết thành bó dưới dạng những chấm trắng vàng, xếp với nhau như hình tên bắn, chất cứng mà giòn, mùi nhẹ, vị hơi đắng. Loại nào rễ to, thô, màu hồng tía là loại tốt.
Tác dụng dược lý:
Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III ) và chất tinh thể màu vàng cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon. Ngoài ra còn có acid lactic, phenol, vitamin E. Có thể giãn động mạch cơ tim, tăng cường lưu lượng máu, cải thiện sức co bóp của quả tim, điều chỉnh nhịp tim; có thể cải thiện Vi tuần hoàn, nâng cao sức chịu đựng của cơ thế khi phải thiếu oxy; Có thể đẩy mạnh sự phục hồi và tái sinh của các tổ chức tê bào, ức chế sự tăng trưởng của các tẽ bào xơ và sự sinh trưởng của các ung nhọt, có thể hạ thấp lượng đường trong máu, hạ huyết áp, và có tác dụng trân tĩnh trở lại.
Thành phần hoá học:
Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III ) và chất tinh thể màu vàng cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon. Ngoài ra còn có acid lactic, phenol, vitamin E.
Tính vị và công hiệu:
Đan sâm tính hơi hàn, vị đắng, lợi về kinh tâm, can, có công hiệu hoạt huyết, làm tan máu tụ, an thần tĩnh tâm, tiêu mủ giảm đau. Phù hợp với các bệnh kinh nguyệt không điều hoà, tắc kinh, có chửa ngoài dạ con, gan lách sưng to, đau thắt cơ tim, buồn bực trong lòng, mất ngủ, các vết thương lở loét mưng mủ V.V….
Công năng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.
Công dụng: Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.
Bảo quản:
Để nơi dâm mát, đề phòng biến thành độc tố.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
- Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đẻ xong máu hôi không ra hết, đau khớp xương: Dùng Ðan sâm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 8g chia 3 lần, chiêu thuốc với nước nóng.
- Chữa viêm gan mạn tính hoặc sưng gan, đau vùng gan: Dùng Ðan sâm, Cỏ nọc sởi, mỗi vị 20g, sắc uống hàng ngày.
- Chữa phong nhiệt, ghẻ lở: Dùng Ðan sâm 20g, Thổ sâm 16g, Sà sàng (hạt) 16g, nấu nước để rửa khi còn nóng.
- Chữa tim sưng đau, hoặc điên cuồng, tâm thần hoảng hốt: Dùng Ðan sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Sinh địa, mỗi vị 20g, Tâm sen sao, Hoàng liên (hay Dành dành) mỗi vị 8g, sắc uố
Kiêng kỵ:
Không dùng chung với Lê lô. Lê lư (hay lê lô) là loài cây thân cỏ, lá hình trứng tròn, hoa nhỏ màu tím đen, mọc ở vùng núi, là loài cây có độc tố. Đông y lấy làm vị thuốc, có tác dụng kích thích nôn mửa rất mạnh. Một số vị thuốc không được dùng chung với nó, ghi là phản (hoặc chống) lê lư (hay lê lô), kỵ giấm. Người nào ỉa lỏng kiêng dùng, người không bị tụ máu phải thận trọng.
Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Đan sâm trà (trà đan sâm)
Đan sâm 6g, hãm nước sôi, uống thay trà nhiều lần, khi nào loãng quá thì thôi. Ngày uống 1 – 2 lần.
Dùng cho người trong tim phiền muộn, mất ngủ, người có bệnh cơ tim.
Đan sâm tán (thuốc bột đan sâm)
Đan sâm vừa phải, nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 6g với rượu.
Dùng cho người kinh nguyệt không điều hoà, động thai, tụ máu sau khi đẻ…
Đan sâm ngũ vị tử ẩm (thuốc sắc đan sâm ngũ vị tử)
Đan sâm 15g – Ngũ vị tử 3g
Sắc uống. Dùng cho người thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ…
Đan sâm ích mẫu thảo ẩm (thuốc sắc đan sâm ích mẫu)
Đan sâm 9g – Ích mẫu thảo 9g
Hương phụ tử 9g
Sắc uống. Dùng cho người đau bụng tụ huyết sau khi đẻ, đau bụng do tắc kinh.
Thư can giải uất thang (thang chữa viêm gan)
Đan sâm 15g
Uất kim 15g
Bản lam căn 15g
Nhân trần 25g
Sắc 2 nước trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài thuốc này có tác dụng thư gan hoạt huyết, giải uất trừ thấp.
Dùng cho người viêm gan cấp hoặc mạn tính, đau nhức ở vùng liên sườn.
Khư phong thấp tửu (rượu chống phong thấp)
Đỗ trọng 24g – Đương qui 12g
Đan sâm 15g – Xuyên khung 12g
Độc hoạt 12g – Địa hoàng 12g
Bỏ cả vào túi thuốc bằng vải mỏng, cho rượu ngập túi thuốc ngâm, ít ngày sau mang ra uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 – 15ml.
Dùng cho người lưng đau gối mỏi sau khi đẻ, đau suốt từ thắt lưng xuống đùi xuống ống chân, đau gót chân và bứt rứt toàn thân sau khi đẻ.
Đan sâm tán: (thuốc bột đan sâm)
Đan sâm 60g – Thược dược 60g
Bạch chỉ 30g
Nghiền thành bột mịn, trộn thêm hoàng tửu vào, đắp lên chỗ đau, dùng vải băng băng lại. Dùng cho phụ nữ bị u vú, đau đớn nhức nhối.
Trị sán thông phương (bài thuốc chữa sa đì)
Đan sâm 30g – Cau quả 30g
Thanh bì 15g
Nghiền chung thành bột. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g.
Bài thuốc này hành khí giảm đau, hoạt huyết, làm tan máu tụ. Chủ trị cơ quan sinh dục ngoài bị sa đì hoặc sưng đau nhức nhối.
Đan sâm chúc (cháo đan sâm)
Đan sâm 30g
Gạo nếp 50g
Táo tầu 3 quả
Đường đỏ một ít
Đan sâm đem sắc lấy nước, bỏ bã, cho gạo nếp, táo tàu, đường đỏ vào nấu cháo ăn ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.
Dùng cho người tụ máu tắc kinh, kinh nguyệt không điều hoà, sinh nở xong ác lộ không dứt, tích tụ bụng đau v.v… Cũng dùng cả cho người có bệnh cơ tim, cao huyết áp. Nên uống lâu dài.
Đan sâm mật (mật ong đan sâm)
Đan sâm 100g – Mật ong trắng 100ml.
Đan sâm cho 1/2 lít nước sắc lấy 400ml thuốc, cho mật
ong trắng vào làm cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Dùng cho người khí trệ máu tụ, thời kỳ kinh về sau, lượng ít, sắc xỉn, đau bụng dưới, tắc kinh v.v…
Phúc phương đan sâm mật ẩm (thuốc sắc kép đan sâm mật ong)
Đan sâm 15g – Cam thảo sao 3g
Đàn hương 9g – Mật ong 30g
Đan sâm, đàn hương, cam thảo sắc 2 nước, trộn lẫn, cho mật ong vào đun sôi một lúc nữa. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml.
Dùng cho người loét dạ dày và hành tá tràng, đau âm ỷ trong dạ dày, lúc đói, lúc lao động mệt nhọc thì đau, ăn xong đỡ căng thẳng hơn V.V….
Đan sâm đỗ trọng tửu (rượu đan sâm đỗ trọng)
Đỗ trọng 30g – Xuyên khung 20g
Đan sâm 30g – Giang mễ tửu 750ml.
(rượu gạo nếp)
Ba vị thuốc trên nghiền chung thành bột, ngâm rượu, 5 ngày sau bỏ bã dùng dần. Uống tuỳ thích, không lệ thuộc thời gian.
Dùng cho người bị đau lưng, nhức dọc hai bên đùi.
Đan sâm hoàng tinh trà (trà đan sâm củ dong)
Đan sâm 10g – Hoàng tinh 10g
Chè khô 5g
Nghiền chung thành bột thô, hãm nước sôi 10 phút sau đem uống.
Dùng cho người bị bệnh thiếu máu và bạch cầu bị giảm thiểu.
Quán tâm II hiệu ẩm (thuốc cơ tim độ II)
Đan sâm 30g – Xích thược 15g
Xuyên khung 15g – Hồng hoa 15g
Sắc chung 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần
Dùng cho người bị bệnh cơ tim.
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
ĐAN SÂM
(Màu sắc nhuận, vị mặn là tốt)
Khí vị:
Vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 3 kinh Tâm, Can, và Tâm bào lạc.
Chủ dụng:
An thần, tán ứ kết, bổ khí âm dương, thông điều các mạch, khử huyết ứ mà sinh huyết mới, an thai sống mà hạ được thai chết, chữa đới hạ, băng huyết, và các bệnh thai tiền, sản hậu, chân tê yếu thì khỏe được, mắt sưng đỏ cũng tiêu, tan hết bướu cổ, trưng hà, mưng mủ sinh da non, đuổi ma quỷ, tà mỵ, dưỡng chính khí, trừ tà khí, trị phong tà, nóng phát cuồng, buồn bực, và chứng lao có tật nóng trong bụng, đau đỉnh đầu, khớp xương, eo lưng, xương sống cứng, chân tay không cựa quậy được.
Kỵ dụng:
Neu Vị khí hư hàn thì có thể châm chước dùng được, nhưng người có thai mà không bệnh gì thì chớ dùng.
Nhận xét:
Đan sâm màu sắc đỏ, hợp với hành hỏa, quẻ ly thuộc phương nam, đặc biệt vào Tâm kinh, chuyên chủ vào huyết chứng.
Người xưa bảo công dụng một vị Đan sâm bằng cả bài Tứ vật thang là khen ngợi nó bố được âm, công dụng tuy nhiều hơn bổ huyết, nhưng lại sở trường về mặt hành huyết, thật là thuốc chủ yếu của Can hỏa.
Cách chế:
Muốn thanh Tâm trừ nhiệt thì dùng sống, muốn dưỡng Tâm huyết, trừ chứng đau vùng Tim thì nên sao với tim Lợn để điều hòa chân âm của Tim, muốn điều hòa Tâm khí thì sao với Rượu và Mật.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Y tông kim giám”
Bài Đan sâm ẩm
Đan sâm 12-30g, Đàn hương 6g, Sa nhân 6g. sắc uống, có tác dụng hành khí, hóa ứ, chỉ thống.
Trị đau Dạ dày, đau thắt lưng, đau Tim do huyết ứ khí trệ gây nên.
“Y học tâm ngộ”
Bài Khải cách hoàn
Đan sâm 6g, Sa sâm 6g, uất kim 2g, Cuống lá Sen 2 cái, Bạch linh 2g, Xuyên bối mẫu 4g, Cám đầu chày 5g, sắc nước uống, có tác dụng nhuận táo, giải uất.
Trị nghẹn do uất ức lâu ngày, khí kết, tân dịch khô ráo, nuốt vào là nghẹn, nặng thì đau nhức, nôn mửa.
“Tâm đắc thần phương”-Hải Thượng Lãn Ông Bài Bổ âm liễm dương phương
Nhân sâm, Đan sâm, Thục địa, Mạch môn, Ngưu tất, Bạch thược, Phục thần, Viễn chí, thán Khương, sắc uống.
Trị chứng mặt đỏ như son, tinh thần mê mẫn không biết gì, miệng nói nhảm, chân tay vật vã, mạch hồns đai, đó là chân âm không giữ được, hư dương bốc lên, thần khí sắp thoát.
“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông Bài Bình can khí hòa can huyết phương Sinh địa 3đ,Thục địa 2đ, Đương quy 2đ, Bạch thược 2đ, Đan sâm l,5đ, Sơn thù lđ, Sài hồ l,5đ, Táo nhân lđ (dùng sống) Ngô thù lđ (tẩm Hoàng liên, sao), Quế mỏng 0,7đ, Đan bì lđ (tẩm rượu), sắc, chia uống ấm vài lần trong ngày.
Chủ trị các chứng: Âm hư, huyết kém, đau sườn thuộc Can kinh, thở khó, không quay trở được và phong nhiệt bế tắc lấn lên, đầu choáng, mắt mờ đau.
Để đặt vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.