Ích Mẫu
Ích mẫu có tác dụng tốt trong việc lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, trị huyết áp cao, mụn nhọt… Nhưng mỗi ngày chỉ nên dùng một lượng nhất định. Người bệnh nên tìm hiểu kĩ thông tin về loại thảo dược quen thuộc này. Nên uống ích mẫu khi nào, để chữa bệnh gì, cùng tìm hiểu bên thông tin bên dưới nhé.
- Tên khác: dã thiên ma, thấu cốt thảo, phản hồn đơn, thiên chi ma, xú uất thảo, hạ khô thảo, hỏa hiêm, khổ đê thảo, ngưu tần, tạm thái, trinh úy, trư ma, uất xú thảo, uyên ương đằng, sung úy thảo…
- Tên khoa học: Herba leonuri Heterophylli. Leonurus Heterophyllus Sweet
- Họ: Hoa Môi (Lamiaceae)
Mô tả cây ích mẫu
Đặc điểm của cây ích mẫu
Đây là cây thân thảo có chu kỳ sống kéo dài từ 1 đến 2 năm có chiều cao từ 0.6 đến 1m. Toàn thân hình vuông, ít phân nhánh, có phủ lông nhỏ, ngắn. Phần lá mọc đối và có sự khác nhau ở từng phần: phần lá gốc có cuống dài lá ở thân có cuống ngắn hơn, còn lá trên cùng hầu như không có cuống. Phần hoa thường mọc ở kẽ lá, quả thì nhỏ 2 cạnh có màu xám nâu. Mùa hoa thường rơi vào từ tháng 3 đến tháng 5 và kết quả vào khoảng tháng 6 và tháng 7.
Phân bố
Cây tập trung chủ yếu ở các bãi cát, mọc hoang. Loại cây này tập trung nhiều ở một số tính của Trung Quốc như: An Huy, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Mông Cổ, Sơn Tây,… Ngoài ra còn có ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Triều Tiên,… Khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Phi.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng trong việc làm thuốc, phần hạt của cây còn có tên gọi khác là sung úy tử.
Thu hái – sơ chế
Thông thường việc thu hái thường được thực hiện khi cây chớm ra hoa. Người thu hoạch sẽ cắt chừa lại phần gốc để cây tiếp tục phát triển. Sau đó phơi nắng hoặc sấy nhẹ để bảo quản.
Bào chế thuốc
Để làm thuốc, ích mẫu thường được rửa sạch, bằm nát rồi tẩm rượu hoặc giấm. Sau đó, nguyên liệu được sao vàng hoạc nấu thành cao đặc. Chú ý tránh dùng nồi sắt để nấu có thể làm thuốc bị mất tác dụng.
Bảo quản
Dùng thuốc ở những nơi khô ráo, tránh nơi ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của ích mẫu có chứa nhiều hoạt chất như saponin, ancaloit, flavonozit, tanin…
Vị thuốc ích mẫu
Tính vị
Vị cay, đắng và tính hơi hàn
Quy kinh
Kinh Can, Tâm bào, Tỳ, Thận
Tác dụng dược lý và chủ trị của ích mẫu
- Tác dụng lên tử cung làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn.
- Tác dụng lên tim mạch giúp tăng cường lưu lượng ở động mạch vành, cải thiện tuần hoàn rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập…
- Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn trung khu hô hấp ở não.
- Đối với ruột: kích thích co bóp ruột
- Tác dụng kháng khuẩn: có thể ức chế một số loại vi khuẩn gây nên các bệnh ngoài da.
Ích mẫu có khả năng hoạt huyết, điều kinh, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ ứ. Dùng điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đau bụng sau sinh, sản dịch.
Cách dùng và liều lượng
Thông thường mỗi người không nên dùng quá 30g mỗi ngày, liều dùng thông dụng là từ 6 đến 12g ngày.
Nên uống ích mẫu khi nào : nên uống sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Độc tính
Hầu như không có độc tính, an toàn khi sử dụng.
Bài thuốc sử dụng ích mẫu
Ích mẫu có tác dụng chữa được nhiều bệnh, bạn có thể thử áp dụng các bài thuốc sau:
1/ Điều trị mụn nhọt, mưng mủ
- Lấy khoảng 20g ích mẫu cho vào nồi sành rồi đổ nước ngập phần nguyên liệu.
- Nấu cho cạn cho đến khi nước chỉ còn phân nửa.
- Dùng để vệ sinh vùng da bị tổn thương từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
2/ Trị hậu sản, máu không ra được
Dùng 1 nắm ích mẫu giã lấy nước cốt và dùng mỗi ngày 1 chén
3/ Trị tắc tia sữa
Dùng ích mẫu phơi khô, tán bột rồi hòa với nước để bôi lên vú.
4/ Trị viêm tai
- Dùng phần ngọn và lá non của ích mẫu giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
- Lấy nước cốt nhỏ vào tai mỗi ngày 1 lần
5/ Điều trị đinh nhọt
- Lấy một nắm lá tía tô giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
- Phần bã lá đắp lên da còn phần nước cốt thì dùng để uống.
6/ Điều trị kiết lỵ cho trẻ
Lấy phần lá non và búp của ích mẫu nấu chung với cháo và cho trẻ dùng hàng ngày.
7/ Điều trị bệnh trĩ
- Dùng ích mẫu giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
8/ Điều trị mụn nhọt, rôm sảy
- Lấy một nắm ích mẫu rửa sạch
- Đem đi giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh
9/ Điều trị cổ họng sưng đau
- Dùng ích mẫu rửa sạch giã nát.
- Hòa với chén nước rồi bắt lấy nước cốt.
- Uống cho hết chén nước thu được.
10/ Điều trị kinh nguyệt không đều
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g ích mẫu, 10g xích thược, 10g đương quy, 5g mộc hương
- Đem tất cả nguyên liệu phơi thật khô, tán bột và uống.
11/ Bồi bổ khí huyết, điều kinh
- Chuẩn bị nguyên liệu: 80g ích mẫu, 40g ngải cứu, 60g nga truật, 40g củ gấu, 30g hương nhu
- Cho tất cả nguyên liệu đi sao vàng, tán bột rồi nhào thành từng viên nhỏ như hạt đậu.
- Dùng mỗi lần 20 viên, mỗi ngày 3 lần.
12/ Điều trị kinh nguyệt không đều
- Chuẩn bị: 800g ích mẫu, 200g ngải cứu, 250g hương phụ, siro và cồn vừa đủ 1 lít.
- Nấu các nguyên liệu trong khoảng 20 phút.
- Dùng mỗi ngày từ 10 đến 20ml để điều hòa kinh nguyệt.
13/ Điều trị huyết áp cao
- Chuẩn bị nguyên liệu: ích mẫu, hy thiêm thảo, ngô đồng, hạ khô thảo.
- Cho tất cả nguyên liệu lên nấu nước để uống.
- Kiên trì sẽ thấy chỉ số huyết áp hạ.
Dân gian còn rất nhiều bài thuốc khác có nguyên liệu chính là cây ích mẫu. Bạn nên tham khảo để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Kiêng kị khi sử dụng ích mẫu
Ích mẫu có công dụng điều trị nhiều bệnh nhưng không được dùng trong các trường hợp sau:
- Không được dùng cho phụ nữ đang mang thai.
- Không dùng cho người bị máu khó đông vì sẽ làm tăng thêm nguy cơ chảy máu, gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe.
- Dùng với lượng vừa phải, dùng lá nhiều có thể gây mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi, khó thở, cơ thể suy nhược.
Cũng như các loại thảo dược khác khi dùng ích mẫu cần phải tìm hiểu thật kĩ, vì có thể gây ra các tác dụng phụ mà chúng ta chưa từng gặp phải. Cách tốt nhất là nên tìm hiểu kĩ thông tin từ bác sĩ, các lương y thì mới nên sử dụng.
Để đặt vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.