Tên khác : Tên thường gọi: Cây xăng sê, cây độc lực, đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.
Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitarrd.
Họ khoa học: Thuộc họ đơn nem Myrsinaceae.
Cây khôi
(Mô tả, hình ảnh cây khôi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Cây khôi là một cây thuốc quý, là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1.5-2m, thân rỗng xốp, ótphaan nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.
Lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ, mùa hoa tháng 5-7, mùa quả 7-9.
Phân bố:
Cây mọc hoang tại các rừng rậm miền thượng du như:Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lüng), Quảng Ninh, Vĩnh phúcc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam – Đà Nẵng.
Thu hái
Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.
Thành phần hóa học
Lá chứa tanin và glycosid
Tác dụng dược lý
Một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau:
Làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ
Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ
Làm yếu sự co bóp của tim
Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.
Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện quân y 108 cũng chỉ ra rằng cây Khôi có tác dụng giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày: đau tức, khó tiêu, ợ hơi… đến 80 -100%, nồng độ dịch vị giảm về mức bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thực hiện ở quy mô nhỏ nên khó có thể đánh giá khách quan, chính xác tác dụng của cây Khôi.
Viện y học cổ truyền cũng đã áp dụng lá khôi chữa khỏi một số trường hợp đau dạ dày và có nhận định sơ bộ như sau: Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh. Do đó, có thể thấy rằng. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì khôi tía mới phát huy được tối đa công năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
Vị thuốc lá khôi
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị
Vị chua, tính hàn
Quy kinh
Kinh tỳ vị
Công dụng
Bình can, giảm Can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.
Liều dùng
Ngày dùng 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc lá khôi
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:
Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
Chữa đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua:
Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.