Tên khác : Tên thường gọi: Nguyệt quế
Tên khoa học: Laurus nobilis L.
Họ khoa học: thuộc họ Long não – Lauraceae.
Cây Nguyệt quế
(Mô tả, hình ảnh cây Nguyệt quế, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ cao 9-12m, thân thẳng, vỏ nhẵn. Lá tồn tại, dai, nguyên, xoan ngọn giáo, bóng. Lá thơm, phiến bầu dục thuôn, dài 4-15cm, rộng 2-4,5cm, dày, cứng, không lông; cuống dài 5-15mm. Tán 1-5 ở nách lá, cuống 2-12cm; lá bắc tròn tròn, to 0,7-1cm; hoa 4-5, mầu trắng lục. Quả dạng quả mọng, hình bầu dục đen, to bằng quả xơ ri.
Hoa tháng 4.
Bộ phận dùng:
Lá và quả – Folium et Fructus Lauri Nobilis.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Đông Âu (vùng Địa trung hải). Ở nước ta, cây được trồng ở một số nơi tại miền Nam Việt Nam. Thu hái lá vào tháng 6-7, quả vào tháng 8-9.
Thành phần hoá học:
Hạt chứa 30% dầu. Lá chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol, geraniol, pinen. Quả cũng chứa tinh dầu.
Tác dụng dược lý:
Chống ôxi hóa
Giảm đau và chống viêm nhiễm
Chống co giật (chống động kinh)
Vị thuốc Nguyệt quế
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị, tác dụng:
Quả có tác dụng điều kinh.
Công dụng:
Lá dùng làm gia vị. Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp. Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng.
Ở Âu châu dùng kích thích sự sẩy thai.
Ứng dụng lâm sàng của Nguyệt quế
Trị khó tiêu ở dạ dày:
Dùng lá nguyệt hãm lấy nước uống trong ngày.
Chữa da bị kích thích:
Lấy bột lá và quả nguyệt quế trộn cùng Vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.
Trị tiểu đường:
Dùng dưới dạng cà ri nấu ăn hoặc uống bột, mỗi lần 5g, uống với nước sôi để nguội.
Tham khảo
Nguyệt quế là nguồn cung cấp một loại gia vị trong ẩm thực từ lá, được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn. Nó cũng là nguồn để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại.
Trong y học được dùng làm thuốc giảm đau và chống viêm, chống oxy hóa, chống co giật trong động kinh. Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; Lá cây dùng làm gia vị, làm thuốc; Quả có mùi thơm có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa táo bón hay tiêu chảy.
Giảm lo lắng, mệt mỏi:
Các chất hóa học trong lá nguyệt quế khi đốt cháy mang lại một hiệu ứng ảo giác êm dịu. Simple Organic Life nói tất cả những gì bạn cần làm là đốt cháy một đôi lá nguyệt quế giống như hương trầm, bạn sẽ cảm thấy được thư giãn, khiến tâm trạng bạn nhẹ nhõm hơn. Thật tuyệt vời khi đốt lá nguyệt quế không khiến bạn buồn ngủ mà còn giúp bạn tỉnh táo và đánh bay mệt mỏi.
Tốt cho hô hấp
Lá nguyệt quế là một chất kích thích đường hô hấp, giúp đánh bật nhờn và chất nhày trong phổi. Cách tốt nhất là xông hơi với lá khô, tươi hay tinh dầu nguyệt quế. Bạn cũng có thể xoa tinh dầu lá nguyệt quế vào ngực để điều trị dị ứng và hen suyễn.
Trị gàu
Với tinh dầu lá nguyệt quế, thêm vài giọt vào dầu gội đầu hàng ngày để ngăn gầu phát triển. Hoặc trộn dầu nguyệt quế với dầu jojoba ấm massage da đầu và ủ 15 đến 60 phút để trị gàu.
Chữa Tiểu đường
Một đề tài của Đại học Nông nghiệp NWFP ở Peshawar, Pakistan và Trung tâm Nghiên cứu USDA Beltsville cho thấy hoạt chất trong lá nguyệt quế điều trị hiệu quả là bệnh tiểu đường typ 2. Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần sử dụng 3 gr lá nguyệt quế mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ glucose.
Chữa bệnh Tiêu hóa
Từ Địa Trung Hải cho đến Đông Á, người ta tin tưởng vào tác dụng trị bệnh và sưởi ấm của lá nguyệt quế, nó được dùng trong nấu ăn hoặc xoa dầu nguyệt quế lên bụng để thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa, men và mật.
Tốt cho tim mạch
Theo Organic Facts, trong lá nguyệt quế có axit caffeic có tác dụng làm tăng cường thành mạch ở tim, loại bỏ cholesterol xấu trong máu. Kết hợp trong nấu nướng, cá hồi bọc lá nguyệt quế rất tốt cho tim mạch.
Chống viêm
Một nghiên cứu năm 2003 công bố rằng tinh dầu là nguyệt quế có đặc tính kháng viêm và giảm đau tương đương với các loại thuốc chống viêm như morphine. Để giảm đau, chà tinh dầu lá nguyệt quế lên các khớp và thường xuyên bổ sung vào các bữa ăn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Uống bột lá nguyệt quế trộn với sữa là phương pháp lâu đời để điều trị nhiễm trùng đường tiết liệu. Lá nguyệt quế được ví như một loại thảo dược toàn năng và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi, kể cả tại Việt Nam cũng không khó để mua loại lá này, một loại cây xuất hiện từ trong truyền thuyết, từ chiếc vong nguyệt quế của thần Apollo.