MẠCH NHA
Khám phá Mạch nha làm từ gì ? Mạch nha thường không thể thiếu trong một số loại bệnh kẹo như kẹo mè, hay kẹo lạc, hây keo đậu phộng.. mạch nha rất tốt cho những người yếu dạ dầy…
Đường mạch nha là sản phẩm ăn vừa ngon, vừa bổ và nó còn là nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp sản xuất bánh mứt kẹo và bia. Bài viết đường mạch nha và những điều cần biết sẽ giúp bạn hiểu hơn về mạch nha để có thể có nhiều sự lựa chọn hoàn hảo nhé!
- Đường mạch nha và những điều cần biết!
1. Khái quát về đường mạch nha
– Kẹo mạch nha, đường mạch nha hay gọi gọn là mạch nha là tên gọi dùng để chỉ loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc. Đây là một chất đường dẻo được làm bằng gạo nếp và các loại tinh bột, có dùng men trong mầm thóc để đường hoá.
– Loại kẹo đường này có độ dẻo nhưng không dai, màu vàng nâu sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp.
2. Nguyên liệu và quy trình chế biến đường mạch nha
– Nguyên liệu để nấu mạch nha gồm: bột mộng của ngũ cốc như lúa nếp, gạo nếp,lúa mạch, hột lúa mạch mì đã có mầm hoặc từ sắn và mộng lúa già. Vị ngọt của mạch nha hoàn toàn là vị ngọt của nếp và mộng lúa chứ không phải từ đường. Nếp phải lớn hạt, không lép, phơi thật khô. Mộng lúa phải già nắng.
– Quy trình làm đường mạch nha cần vài thao tác đơn giản như sau:
Mạch nha làm từ gì ?
Bước 1: Chế biến mộng lúa nếp:
– Ngâm nếp trong nước 1 ngày, sau đó vớt ra xả thật sạch nước chua. Tiếp tục ngâm 7 đến 8 ngày nữa và phải thường xuyên tưới nước như ủ lúa mạ mà người dân vẫn làm.
– Sau đó đem mộng ra rũ sạch trấu, rửa sạch và ủ lại cho mộng héo, xé rời ra phơi nắng cho thật khô giòn rồi đem giã nhỏ hoặc xay thành bột gọi là bột mầm.
Bước 2: Chế biến đường mạch nha:
– Gạo nếp nấu thành xôi, để nguội. Trộn đều cơm nếp với bột mộng lúa nếp với nhau theo tỷ lệ 5 kg gạo 1 kg bột mộng. Sau đó trộn đều rồi đổ thêm nước lã theo tỷ lệ 2 kg gạo 1 lít nước, cho vào chảo gang thật lớn, đổ nước sền sệt rồi bỏ thêm bột mầm vào khuấy đều và đun sôi hoặc bắc lên lò nấu và khuấy nhuyễn.
– Tiếp đến cần phải lọc ép tách cặn bẩn để thu lấy dịch đường trước khi tiến hành cô đặc dịch, cụ thể là nấu độ 6 – 7 tiếng đồng hồ hoặc 12 tiếng thì đổ vào bao gai, ép lấy nước tinh chất nếp, xác thì bỏ.
– Sau khi ép và lọc sạch xong, lại đổ vào nồi nấu tiếp cho đặc, mất khoảng 4-5 giờ nữa mới thành một chất dẻo, thơm thơm, ngọt thanh. Ðây là đợt nấu cô cuối cùng nên càng phải khuấy đều cho khỏi sít và phải xem chừng để bớt lửa.
3. Công dụng mạch nha
– Đường mạch nha là sản phẩm ăn vừa ngon, vừa bổ và là nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp sản xuất bánh mứt kẹo và bia. Đặc biệt, mạch nha cũng góp phần không nhỏ trong quá trình làm kẹo lạc đấy nhé!
– Đường mạch nha có tác dụng làm cho kẹo tăng độ dai, nhiều tơ, không bị lại đường, không bị chảy nhão do hút ẩm mà giá thành lại không cao. Món bánh nổi tiếng với mạch nha đó là bánh tráng kẹo mạch nha. Bạn đã ăn thử chưa nào?
– Ngoài ra, đường mạch nha còn là món ăn rất bổ nhờ có nhiều sinh tố, hợp tì vị, nhất là những người yếu dạ dày.
Tác dụng của Mạch Nha trong Y Học
- Theo GS Đỗ Tất Lợi thì:
Mạch nha làm từ mầm thóc chứa các chất men có thể hấp thụ được ngay nên tăng cường tiêu hóa các thức ăn có tinh bột; có tác dụng bồi bổ rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn. Do có các vitamin B, C nên mạch nha còn dùng chữa bệnh phù do thiếu vitamin. Ngày dùng 12-13 g dưới hình thức nước pha hay cao mạch nha.
- Theo đông y, mục (thầy thuốc của bạn): Mạch Nha chữa bệnh gì ?
– Khó tiêu biểu hiện như chán ăn và chướng bụng và thượng vị: Dùng mạch nha phối hợp với sơn tra, thần khúc và kê nội cân.
– Tắc sữa hoặc tức vú kèm đau: Dịch sắc của mạch nha nửa sống và nửa rán dùng 2 lần/ngày, 30-60g/lần.
– Ứ khí ở can và vị biểu hiện như phình và đầy ngực và vùng xương sườn, đau thượng vị: Dùng phối hợp mạch nha với sài hồ, kết hợp chỉ thực và xuyên liên tử.
Hy vọng với bài viết đường mạch nha và những điều cần biết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về đường mạch nha cũng như là công dụng của chúng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.